Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MỘT THỨC QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

27.8 K

Với giải Câu 3 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên

Câu 3 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

MỘT THỨC QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

Thạch Lam

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng1 sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới xác định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng1’ làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội.

Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì, và đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng...

Cốm là thức quả riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam2. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu Tết3. Không gì còn hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng4, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đó thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quy kín đáo và nhũn nhặn?)

Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ây, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chíu6 mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

1. Vừng (cũng viết “vầng”): từ chỉ đơn vị, dùng để gọi một cách trang trọng hay văn vẻ một vật thể có bề mặt được coi là rộng, hình tròn hoặc gần với hình tròn. Ví dụ: vầng dương, vầng trán.

1’ Vòng: làng Vòng thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy. Làng Vòng từ lâu đã nổi tiếng về nghề làm cốm.

An Nam: tên gọi cũ của nước Việt Nam, dưới thời Bắc thuộc được dùng chính thức từ đời Đường và cũng còn dùng dưới thời thuộc Pháp.

3. Sêu Tết: chỉ việc nhà trai đưa lễ vật (thường là thức ăn) đến nhà gái trong dịp lễ, Tết, khi chưa cưới, trong xã hội cũ.

4 Tơ hồng: sợi chỉ đỏ biểu trưng cho tình duyên do trời định. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông Nguyệt Lão dùng sợi chỉ này buộc vào chân đôi nam nữ nào thì họ sẽ thành vợ chồng.

5 Hào nháng (cũng viết là “hào nhoáng”): có vẻ đẹp phô trương bề ngoài.

Chút chiu ( từ ít dùng): nâng niu, nhẹ nhàng

(In trong Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Đời nay, 1943)

a. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Một thức quà của lúa non: cốm là một văn bản tuỳ bút?

b. Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc thể nào đối với cốm? Tìm một số từ ngữ, hình ảnh đã góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy của tác giả trong đoạn văn sau:

Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thân Lúa.

c. Trong tuỳ bút, chất trữ tình thường được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, và vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật nhằm mang lại những rung động và sự thích thú cho người đọc. Tìm một số chi tiết thể hiện đặc điểm này trong văn bản Một thức quà của lúa non: cốm.

d. Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

đ. Gần cuối văn bản, tác giả viết: “Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần...”. Theo em, vì sao điều đó lại xảy ra trong cuộc sống của chúng ta? Làm thế nào để những nét đẹp văn hoá của dân tộc không bị mất đi?

Trả lời:

a. Một thức quà của lúa non: cốm là một tuỳ bút vì:

- Ghi lại những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến về hương sắc, mùi vị của cốm làng Vòng, cách thưởng thức cốm một cách văn hoa.

- Thể hiện tình cảm trân trọng yêu quý của tác giả đối với cốm.

- Chất trữ tình: thấm đẫm trong từng đoạn văn, ví dụ trong đoạn đầu tiên tác giả vừa tả vẻ đẹp của đầm sen, của cánh đồng lúa, bông lúa non (màu sắc, mùi hương), vừa thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp đó, ví dụ như đoạn sau:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh động xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trữu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

- Cái tôi của Thạch Lam thể hiện trong văn bản là cái tôi tinh tế, trân trọng món quà của thiên nhiên và văn hoá ẩm thực của dân tộc, cách nhìn, cách nghĩ, cách xưng gọi mang nét riêng của tác giả, chẳng hạn như: “Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không”, “Hỡi các bà mua hàng!”; “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.”

Văn bản giúp HS cảm nhận được tâm hồn phong phú, sâu sắc, tinh tế của tác giả.

- Ngôn ngữ trong tuỳ bút này thể hiện đặc điểm thể loại: cách dùng từ ngữ giản dị nhưng sống động, giàu hình ảnh, đồng thời thấm đẫm cảm xúc của tác giả.

b. Văn bản thể hiện sự yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm. Các từ ngữ, hình ảnh được gạch chân trong đoạn văn sau thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy của tác giả:

Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt vePhải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thân Lúa.

c. Một trong những đoạn miêu tả đậm chất trữ tình của văn bản là đoạn tác giả miêu tả quá trình hình thành bông lúa non: “Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”. Đoạn này sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả và biểu cảm, thể hiện cảm xúc chân thực của tác giả trước vẻ đẹp của tự nhiên. Cảm xúc của tác giả về cách thưởng thức cốm còn được bộc lộ trong đoạn sau: “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ây, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả như đã hoà quyện với sự thanh khiết của tự nhiên, với nét đẹp mộc mạc mà nên thơ của đất trời, tạo cho người đọc ấn tượng khó quên.

d. Để xác định chủ đề, trước tiên, em cần đọc kĩ từng phần của văn bản và tóm tắt nội dung chính của từng phần.

Văn bản có thể chia làm 3 phần, nội dung chính của từng phần là:

- Phần 1 (tử đầu đến “hai đầu cong vút lên nhĩ chiếc thuyền rồng... `):

Hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm.

- Phần 2 (tiếp theo đến “vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn”): Ngợi ca giá trị văn hoá của cốm.

- Phần 3 (còn lại): Bàn về cách thưởng thức cốm.

Chủ đề của văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hoá dân tộc qua hình ảnh cốm.

đ. Do con người dần trở nên sính ngoại, xa rời truyền thống (“những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài”), hoặc tự suy luận do tốc độ phát triển ngày càng nhanh, con người ngày càng sống vội nên những phong tục tinh tế, tốt đẹp bị mất dần v.v.

Xem thêm lời giải sách bài tập văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau của tản văn và tuỳ bút:

Câu 2 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Khi đọc một văn bản tuỳ bút hoặc tản văn, em cần chú ý những gì về cách đọc?

Câu 4 trang 62 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 64 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Nối các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau ở 2 cột.

Câu 2 trang 65 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Xác định từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào bảng sau:

Câu 3 trang 65 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng:

Câu 4 trang 66 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Chỉ ra đặc điểm của văn bản mạch lạc trong đoạn trích dưới đây:

Câu 5 trang 66 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích dưới đây như thế nào?

Câu 6 trang 67 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Liệt kê ít nhất 5 từ ngữ địa phương ở vùng miền em sống, sau đó tìm các từ ngữ đồng nghĩa ở các địa phương khác.

Câu 1 trang 67 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Trình bày những yêu câu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc.

Câu 2 trang 67 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc, làm thế nào để thể hiện tình cảm của người viết một cách chân thực, thuyết phục?

Câu 3 trang 67 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Vẽ sơ đồ dàn ý cho đề bài sau:

Câu 1 trang 67 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Dựa vào gợi ý trong bảng sau, em hãy trình bày những điều cần lưu ý khi nghe và tóm tắt ý chính do người khác trình bày:

Câu 2 trang 67 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Tại sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày, ta cần đọc lại và chỉnh sửa phần ghi chép?

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Những góc nhìn văn chương

Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên

Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân

Bài 6 : Hành trình tri thức

Bài 8 : Nét đẹp văn hóa Việt

Đánh giá

0

0 đánh giá