20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Tri thức lịch sử và cuộc sống

5.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Câu 1. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?

A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.

B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.

C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.

D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.

Đáp án đúng là:A

Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ giúp con người tránh lặp lại những sai lầm của những thế hệ trước, đồng thời phát huy những giá trị tích cực mà các thế hệ trước để lại.

Câu 2. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.

B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.

C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.

D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.

Đáp án đúng là: D

Những lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời:

- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.

- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,... Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.

- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.

- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,...

- Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục. (SGK - Trang 10)

Câu 3. Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là

A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.

B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.

D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.

Đáp án đúng là: A

Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,… (SGK - Trang 10)

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.

B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.

C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.

D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.

Đáp án đúng là: C

Những lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời:

- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.

- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,... Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.

- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.

- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,...

- Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục. (SGK - Trang 10)

Quá khứ xã hội loài người đã đi qua, con người không thể tác động và thay đổi nó. Do đó, việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời không giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.

Câu 5. Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử?

A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người.

B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác.

C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai.

D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ.

Đáp án đúng là: B

Thu thập và xử lí tư liệu là những hoạt động quan trọng trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Vì vậy, muốn tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác, cần tìm kiếm các nguồn sử liệu, bao gồm sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Dùng các nguồn thông tin, sử liệu thu thập được để khôi phục, giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, từ đó có những phát hiện mới làm giàu tri thức lịch sử cho nhân loại. (SGK - Trang 11)

Câu 6. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau:

“…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.

A. Sử học.

B. Lịch sử.

C. Tri thức lịch sử.

D. Hiện thực lịch sử.

Đáp án đúng là: C

Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. (SGK - Trang 9)

Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?

A. Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.

B. Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.

C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.

D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Đáp án đúng là: C

Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. (SGK - Trang 9)

Câu 8. Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây?

A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.

B. Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử.

C. Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử.

D. Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người.

Đáp án đúng là: A

Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. (SGK - Trang 9)

Câu 9. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?

A. Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.

B. Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

C. Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh - diệt của Trái Đất.

D. Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người.

Đáp án đúng là: B

Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người:

- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

- Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. (SGK - Trang 9)

Câu 10. Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?

A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.

D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Đáp án đúng là: D

Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người:

- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

- Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. (SGK - Trang 9)

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử?

A. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Xác định vấn đề.

B. Xác định vấn đề => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Sưu tầm sử liệu.

C. Xác định vấn đề => Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá.

D. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định vấn đề => Xác định, đánh giá.

Đáp án đúng là: C

Quy trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử:

- Bước 1: xác định vấn đề (xác định đối tượng nghiên cứu; lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập; đề xuất phương pháp thực hiện).

- Bước 2: Sưu tầm sử liệu.

- Bước 3: Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

- Bước 4: Xác định, đánh giá độ tin cậy, tính xác thực và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đã thu thập. (SGK - Trang 11)

Câu 12. Tri thức lịch sử có mấy dạng tồn tại?

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Đáp án đúng là: B

Tri thức lịch sử có hai dạng tồn tại:

- Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức.

- Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân. (SGK - Trang 11)

Câu 13. Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là

A. nguồn sử liệu.

B. quan điểm lịch sử.

C. nhận thức lịch sử.

D. hiện thực lịch sử.

Đáp án đúng là: A

Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là nguồn sử liệu. Vì hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người, nên để hiểu biết sự thật lịch sử, về phương pháp đòi hỏi phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó mới giải thích và đánh giá sự kiện. (SGK - Trang 11)

Câu 14. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?

A. Là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại.

B. Tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người.

C. Là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại.

D. Là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người.

Đáp án đúng là: A

Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian. Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ. Do đó, tri thức lịch sử và bài học lịch sử chính là cơ sở để con người nhìn nhận rõ hơn về cuộc sống hiện tại.

Câu 15. Các nguồn sử liệu thường được lưu giữ tập trung ở

A. công viên.

B. trường học.

C. bệnh viện.

D. bảo tàng.

Đáp án đúng là: D

Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung nhất các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử. Dù những con người làm nên lịch sử đã mất đi, nhưng họ đã để lại quá khứ giúp cho con người hiện tại tiếp tục làm nên lịch sử và hướng tới tương lai. (SGK - Trang 12)

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

1. Vai trò

- Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm, có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân mà cả xã hội.

- Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.

2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Tri thức lịch sử luôn để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá. Tìm hiểu, đúc rút và vận dụng những bài học lịch sử là nhu cầu của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)

- Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, tri thức lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc. Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

- Tri thức lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và dự báo tương lai

II. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.

- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,… Muốn hiểu đúng và đầy đủ về việc lịch sử là một quá trình lâu dài.

- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.

- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…

=> Khoa học lịch sử là một trong các ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục.

2. Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

- Quá trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử gồm 4 bước:

* Bước 1: Xác định vấn đề:

+ Xác định đối tượng nghiên cứu

+ Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

+ Đề xuất phương pháp thực hiện.

* Bước 2: Sưu tầm sử liệu:

+ Ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

+ Khảo sát, sưu tầm, tập hợp những nguồn sử liệu liên quan.

* Bước 3: Chọn lọc, phân loại:

+ Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

+ Miêu tả, đánh giá, thẩm định các nguồn sử liệu liên quan.

* Bước 4: Xác định đánh giá: Xác định độ tin cậy, tính xác thực, giá trị thông tin của nguốn sử liệu đã thu thập.

- Tri thức lịch sử có hai dạng tồn tại:

+ Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức: thường được thể hiện cụ thể, để lại cho đời sau, được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

+ Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân. Những tri thức này được truyền lại qua sách vở, qua học tập hoặc là bí kíp gia truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thành kinh nghiệm lịch sử, kĩ năng giúp đời sau tiếp thu và phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Mộc bản triều Nguyễn

- Hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, về phương pháp đòi hỏi phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện; sau đó mới giải thích và đánh giá sự kiện.

3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

- Lịch sử cung cấp cho con người những kinh nghiệm quý báu của người xưa trong cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử là học được cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc từ những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng là “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới).

- Lịch sử cho biết về những giá trị truyền thống và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó nhắc nhở con người phải luôn nhớ về cội nguồn, để ra sức giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước và những giá trị truyền thống mà các thế hệ đi trước đã để lại.

- Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung nhất các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Học sinh học tập tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Đánh giá

0

0 đánh giá