Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Câu 1. Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?
A. EU.
B. UN.
C. APEC.
D. UNESCO.
Đáp án đúng là: D
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hợp Quốc. Một trong những chức năng của tổ chức này là bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.
Đáp án đúng là: B
Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực văn hóa. Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa. (SGK - Trang 20)
Câu 3. Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.
C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
Đáp án đúng là: B
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn. (SGK - Trang 20)
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.
Đáp án đúng là: A
Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Cung cấp ý tưởng cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
B. Quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp chất liệu cốt lõi cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
D. Thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.
Đáp án đúng là: B
Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa:
- Cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực văn hóa.
- Góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa. (SGK - Trang 20)
Sử học không quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
Đáp án đúng là: D
Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó. (SGK - Trang 19)
Câu 7. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.
D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.
Đáp án đúng là: A
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. (SGK - Trang 19)
Câu 8. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
Đáp án đúng là: C
Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
- Nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc, đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. (SGK - Trang 19)
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
Đáp án đúng là: D
Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
- Nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc, đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. (SGK - Trang 19)
Câu 10. Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là
A. tự nhiên.
B. các di sản.
C. con người.
D. khí hậu.
Đáp án đúng là: C
Con người chính là chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Những hoạt động bảo tồn và phát huy di sản của con người sẽ giúp gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Đề xuất chiến lược phát triển cho ngành Sử học.
B. Giúp Sử học khôi phục quá khứ một cách đầy đủ.
C. Cung cấp tư liệu quý giá cho nghiên cứu lịch sử.
D. Góp phần thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.
Đáp án đúng là: A
Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học:
- Cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
- Đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hóa thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản. (SGK - Trang 20)
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa không đề xuất chiến lược phát triển cho ngành Sử học.
Câu 12. Di sản văn hóa là sản phẩm của
A. thiên nhiên.
B. lịch sử.
C. văn hóa.
D. tự nhiên.
Đáp án đúng là: B
Di sản văn hóa là sản phẩm của lịch sử. (SGK - Trang 21)
Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch?
A. Góp phần quảng bá văn hóa đất nước ra bên ngoài.
B. Đem lại nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thế giới.
D. Là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn.
Đáp án đúng là: D
Các di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. (SGK - Trang 21)
Câu 14. Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
A. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực.
B. cung cấp đầy đủ tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
C. tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa.
Đáp án đúng là: C
Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:
- Là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - di sản văn hóa của địa phương, dân tộc.
- Vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,... (SGK - Trang 22)
Câu 15.Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
A. Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa.
B. Tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn các di tích, di sản.
D. Tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn giá trị di sản, di tích.
Đáp án đúng là: A
Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:
- Là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - di sản văn hóa của địa phương, dân tộc.
- Vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,... (SGK - Trang 22)
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
- Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.
Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam)
2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Một góc Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa
1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá
- Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.
- Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.
Biểu diễn áo dài Việt Nam tại Phét-xti-van Huế năm 2018
2. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với Sử học
- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
- Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.
Phim “Mùi cỏ cháy”
III. Sử học với sự phát triển du lịch
1. Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch
- Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.
- Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.
Cố đô Huế của Việt Nam là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch
2. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá
- Nhu cầu du lịch của con người không chỉ là tham quan các di tích, di sản, mà cao hơn là các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản ấy.
- Du lịch chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử – văn hoá của địa phương, dân tộc.
- Du lịch văn hoá phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,…
Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)
Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại