Hoàn thành những thông tin về phó từ trong bảng sau

1.1 K

Với giải Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Tiếng nói của vạn vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 1: Tiếng nói của vạn vật

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hoàn thành những thông tin về phó từ trong bảng sau:

Phó từ

Những thông tin cần lưu ý

Vị trí trong câu

 

Chức năng

 

Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp

 

Trả lời:

Phó từ

Những thông tin cần lưu ý

Vị trí trong câu

Luôn đi kèm trước danh từ hoặc đi kèm trước/ sau động từ, tính từ.

Chức năng

- Khi đứng trước danh từ, phó từ bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.

- Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp

diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,...

- Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,...

Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp

- Khi nói và viết nên dùng:

+ Phó từ ở trước danh từ để làm cho sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ trở nên rõ nghĩa về số lượng.

+ Phó từ ở trước hoặc sau động từ, tính từ để làm cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ trở nên rõ nghĩa.

->Đó cũng là cách mở rộng thành phần chính của câu, làm cho thông tin của câu trở nên rõ ràng, cụ thể và chi tiết.

- Khi đọc và nghe, cần chú ý đến sự xuất hiện của các phó từ ở trước danh từ hoặc trước/ sau động từ, tính từ vì các phó từ ấy có thể biểu thị ý nghĩa bổ sung cho nội dung thông tin về sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ hoặc hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ.

Xem thêm lời giải sách bài tập văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Nối thông tin ở cột A với thông tin tương ứng ở cột B:

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa thể thơ bốn chữ và thể thơ năm chữ

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hãy điền thông tin phù hợp vào hai câu sau:

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Lời của cây (Trần Hữu Thung) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Sang thu(Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, cần lưu ý điều gì?

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có đặc điểm gì?

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về một trong hai bài thơ Về mùa xoài mẹ thích (Thanh Nguyên) và Mục đồng ngủ trên cát trắng (Trần Quốc Toàn).

Câu hỏi trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Vẽ sơ đồ các bước Tóm tắt nội dung chính do người khác trình bày và giải thích ý nghĩa của từng bước.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tiếng nói của vạn vật

Bài 2: Bài học cuộc sống

Bài 3: Những góc nhìn văn chương

Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên

Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân

Đánh giá

0

0 đánh giá