Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần đọc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc
Văn bản 1. Lời của cây (Trần Hữu Thung)
dòng thơ, nhịp, yêu vận, vần chân, cước vận, vần lưng
- Thơ bốn chữ, thơ năm chữ thường có nhịp 2/2, 3/2 hoặc 2/3; không hạn chế về số lượng ... và thường sử dụng đan xen ... với ...
- Hình thức gieo vần phổ biến trong thơ là ..., còn gọi là ... là vần được gieo mỗi cuối dòng thơ.
- Ngoài ra, còn có ..., là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
- Trong thơ luôn có ..., giúp tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ.
Trả lời:
- Thơ bốn chữ, thơ năm chữ thường có nhịp 2/2, 3/2 hoặc 2/3; không hạn chế về số lượng dòng thơ và thường sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.
- Hình thức gieo vần phổ biến trong thơ là vần chân, còn gọi là cước vận là vần được gieo mỗi cuối dòng thơ.
- Ngoài ra, còn có yêu vận, là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
- Trong thơ luôn có nhịp, giúp tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ.
Khi cây đã thành
Nở vài lá bé
Là nghe màu xanh
Bắt đầu bập bẹ.
Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời.
Trả lời:
Khi cây / đã thành
Nở / vài lá bé
Là nghe / màu xanh
Bắt đầu / bập bẹ.
Rằng / các bạn ơi
Cây / chính là tôi
Nay mai / sẽ lớn
Góp xanh /đất trời.
- Cách ngắt nhip 2/2, 1/3 đã khiến đoạn thơ trở nên sinh động với tiết tấu vui tươi, đầy phù hợp với nội dung của bài thơ.
- Nhịp thơ 2/2 dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.
- Nhịp thơ 1/3 nói lên sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ điệp từ “nghe” 4 lần: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.
- Biện pháp tu từ nhân hóa (hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ): làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.
Trả lời:
- Bài thơ chủ yếu gieo vần chân.
- Khổ thơ minh họa:
Khi cây đã thành
Nở vài lá bé
Là nghe màu xanh
Bắt đầu bập bẹ.
Trả lời:
Bài thơ "Lời của cây" của Trần Hữu Thung đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đặc biệt, em ấn tượng nhất với hình ảnh về sự sinh trưởng của cây đã được tác giả đã thể hiện những cảm xúc trìu mến thương yêu. Từ khi còn là một chiếc hạt được "cầm trong tay mình" rồi gieo xuống đất, nhú lên những chiếc mầm non và lớn lên bằng sự chở che, yêu thương của mẹ thiên nhiên. Qua đó, đã thể hiện cách diễn tả những nét trạng thái, hoạt động của mầm xanh một cách sinh động. Đồng thời, ta cảm nhận được thiên nhiên cũng có tiếng nói, tâm hồn của riêng mình. Đọc bài thơ, em thêm yêu quý thiên nhiên, biết lắng nghe, bảo vệ những mầm xanh, những chồi non góp xanh cho đất trời.
Văn bản 2. Sang thu (Hữu Thỉnh)
Bài tập 1 trang 6 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Bài thơ thuộc thể thơ nào? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?
Trả lời:
- Bài thơ thuộc thể thơ năm chữ.
- Dựa vào số chữ trong mỗi dòng, nhịp thơ 3/2 và 2/3.
Bài tập 2 trang 6 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Bài thơ miêu tả điều gì?
Trả lời:
Bài thơ miêu tả về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, sự biến đổi đất trời sang thu với những tín hiệu chuyển mùa rõ rệt và tâm trạng của tác giả.
Bài tập 3 trang 7 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Phân tích tác dụng của cách gieo vần trong khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Trả lời:
- Cách gieo vần chân: se – về.
- Tác dụng: Góp phần thể hiện nội dung của văn bản về những cảm nhận tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
Trả lời:
nhẹ nhàng, chân thực, bình dị.
Trả lời:
Thông qua bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh, em đã có một cái nhìn mới mẻ về cách cảm nhận sự chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu đầy tinh tế, nhẹ nhàng. Đối với em, khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả. Đó là những đợt “trở mình” đầy rất duyên của trời đất. Bên cạnh đó, không chỉ có thiên nhiên, đất trời chuyển mình mà dường như con người cũng đổi thay theo. Vì vậy, khi được chứng kiến những khoảnh khắc đó, em có thể mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn sinh động và tinh tế hơn.
Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản Con chim chiền chiện (Huy Cận)
Trả lời:
- Mỗi dòng trong bài thơ có bốn chữ, ngắt nhịp 2/2, ngắn gọn, xúc tích.
Câu thơ |
Vần |
... |
... |
Tác dụng: ... |
Trả lời:
Câu thơ |
Vần |
Tiếng ngọc trong veo Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hát không biết mỏi.
Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sương chói. |
Vần lưng: veo – gieo
Vần lưng: lanh – cành Vần chân: xanh – lanh, vợi - chói |
Tác dụng: góp phần thể hiện hình ảnh con chim tự do bay lượn trong khoảng không gian cao rộng, thoáng đãng. |
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nhân hóa (gọi chim ơi, chim nói, tròn bụng sữa, lòng chim vui): Nhấn mạnh hình ảnh con chim cũng như hình ảnh thiên nhiên trở nên vừa gần gũi vừa sinh động trong mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chan hoà với con người.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ thính giác sang thị giác): tiếng chim hót "làm xanh da trời" có tác dụng tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.
Bài tập 4 trang 9 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chủ đề của bài thơ là gì?
Trả lời:
Chủ đề: suy nghĩ đến một cuộc sống tự do, bình yên, êm đềm và hạnh phúc. Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, từ đó thể hiện ước nguyện về một mùa xuân của đất nước tự do và bừng sáng.
Thông qua hình tượng con chim chiền chiện, Huy Cận đã gửi gắm tâm tình và những thông điệp ý nghĩa của mình. Ông mượn khung cảnh thiên nhiên bao la xinh đẹp để làm nổi bật cánh chim bay cao vút và tiếng hót ngọt ngào long lanh của chim chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến. Qua đó, ông muốn nhắn gửi tới con người hãy mở rộng lòng mình để hoà mình vào tự nhiên, cảm nhận và tận hưởng trọn vẹn những vẻ đẹp yên bình, thơ mộng, căng tràn nhựa sống của thiên nhiên quê nhà; hãy trận trọng và gìn giữ những vẻ đẹp tuyệt diệu ấy.
Văn bản tự chọn trang 9
Trả lời:
Chuyện về cổ tích loài người, Lượm, Mùa thu của em, Hai chị em, Quê tôi,...
PHIẾU ĐỌC THƠ
Bài thơ:........................................................................
Thể thơ:.......................................................................
Nội dung:............................................................................................................
............................................................................................................................
Cách gieo vần:.....................................................................................................
Cách ngắt nhịp:....................................................................................................
Hình ảnh em ấn tượng nhất:.................................................................................
Biện pháp tu từ:...................................................................................................
Thông điệp:.........................................................................................................
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC THƠ
Bài thơ: Chuyển về cổ tích loài người
Thể thơ: thơ năm chữ
Nội dung: nói về cuộc sống trên Trái Đất khi mới có loài người, và sự thay đổi của Trái Đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mọi vật sinh ra trên Trái Đất là vì con người, vì trẻ em. Hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất.
Cách gieo vần: vần chân.
Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2, 1/2/2.
Hình ảnh em ấn tượng nhất: Hình ảnh trong khổ thơ đầu giúp ta hình dung cuộc sống trên Trái Đất khi mới có loài người “chỉ toàn lủ trẻ con”, vạn vật còn phôi thai còn rất trẻ, sự sống chỉ mới là bắt đầu; Trái Đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”.
Biện pháp tu từ: điệp ngữ.
Thông điệp: Chuyện về cổ tích loài người không chỉ đơn giản là kể lại câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Mà qua đó, tác giả còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để tất cả các em bé có được một môi trường phát triển tốt. Đó là tình cảm gia đình quý báu và vô cùng thiêng liêng.
Thực hành Tiếng Việt trang 10, 11, 12
Câu thơ |
Phó từ |
1... |
|
2... |
|
3... |
|
4... |
|
5... |
|
Trả lời:
Câu thơ |
Phó từ |
1. Mầm đã thì thầm |
đã |
2. Sấm cũng bớt bất ngờ |
cũng |
3. Hình như thu đã về |
đã |
4. Hát không biết mỏi |
không |
5. Nay mai sẽ lớn |
sẽ |
Trả lời:
- Vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người.
=> phó từ “những” đứng trước danh từ “ngày ấy” bổ sung ý nghĩa về số lượng.
- Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương.
=> phó từ “được” đứng trước danh từ “hai loại hoa” chỉ khả năng.
- Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.
=> phó từ “mọi” đứng trước danh từ “tiếng rống” bổ sung ý nghĩa về số lượng.
Trả lời:
- Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh.
=> phó từ “chưa” đứng trước động từ “gieo” chỉ sự phủ định cho hành động.
- Trời vẫn mưa lớn.
=> phó từ “vẫn” đứng trước động từ “mưa” chỉ sự tiếp diễn đang diễn ra.
- Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
=> phó từ “đã” đứng trước động từ “về” chỉ quan hệ thời gian.
Bài tập 4 trang 11 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Sử dụng các phó từ sau để đặt câu:
Ví dụ:
- đã: Cô ấy đã đến khu mua sắm vào hôm qua.
- những, mỗi:.......................................................................................................
- chưa, vẫn:..........................................................................................................
- quá, lắm:...........................................................................................................
Trả lời:
- những, mỗi:
+ Trong vườn nhà bà có những bông hoa đang khoe sắc.
+ Ở nhà em, mỗi phòng ngủ đều có một chiếc ti vi.
- chưa, vẫn:
+ Hải chưa hoàn thành bài tập mà cô giao.
+ Trời vẫn mưa to.
- quá, lắm:
+ Bạn xinh lắm!
+ Linh về nhà quá muộn.
Trả lời:
Trong số những sáng tác của Huy Cận, bài thơ “Con chim chiền chiện” đã để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh trung tâm của bài thơ - con chim chiền chiện thật chân thực và sáng tạo. Cánh chim bay giữa trời bao la cùng với tiếng hót được so sánh rất độc đáo - giống như cành sương chói, làm xanh thêm bầu trời khiến cho người lòng người thêm bối rối. Tiếng hót còn trong veo như “tiếng ngọc” gửi gắm mong ước về một cuộc sống ấm no, đủ đầy với những năm tháng bình yên tươi đẹp. Có thể thấy, hình ảnh cánh chiền chiện tuy bé nhỏ nhưng không mờ nhạt trước không gian rộng lớn mà trở thành trung tâm của cảnh vật. Tiếng của của con chim như làm bừng sáng mọi vật, khiến lòng người thêm tưng bừng, vui tươi hơn. Bài thơ gửi gắm đến người bạn bài đọc thông điệp con người cần sống giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên hơn.