Sử dụng thẻ Open-local để mô phỏng các thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng (giữa CaCO3(s) và HCl(aq))

1.5 K

Với giải Câu hỏi 3 trang 63 Chuyên đề Hóa học 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo

Câu hỏi 3 trang 63 Chuyên đề Hóa 10: Sử dụng thẻ Open-local để mô phỏng các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng (giữa CaCO3(s) và HCl(aq)).

- Thí nghiệm ảnh hưởng của chất xúc tác MnO2 đến tốc độ phản ứng phân hủy H2O2(aq).

Lời giải:

- Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng (giữa CaCO3(s) và HCl(aq)).

Bước 1: Khởi động phần mềm Yenka.

Bước 2: Chọn Open - local  Temperature and rate

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 3: Nháy chuột vào các quả bóng có màu khác nhau, kéo thả vào cuối ống dẫn khí ở các ống nghiệm có nồng độ khác nhau.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 4. Nháy chuột vào nút Pause để thực hiện mô phỏng. Sau khoảng 6 giây nháy chuột lại vào nút Pause để dừng mô phỏng.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Kết quả:

Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)

Quả bóng ở ống nghiệm được đun nóng đến 85oC to lên nhanh hơn. Chứng tỏ nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng lớn.

- Thí nghiệm ảnh hưởng của chất xúc tác MnO2 đến tốc độ phản ứng phân hủy H2O2(aq).

Bước 1: Khởi động phần mềm Yenka.

Bước 2: Chọn Open -local  Catalysts and rate.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 3: Nháy chuột trái vào dòng chữ chỉ hóa chất Hydrogen peroxide rồi kéo thả lần lượt vào 2 ống nghiệm (Test tube), sau đó kéo thả hoá chất Manganeses(IV) oxide vào 1 trong 2 ống nghiệm.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 4. Nháy chuột vào nút Pause ở góc dưới bên phải của màn hình mô phỏng để thực hiện mô phỏng. Sau khoảng 1 giây trên trục thời gian mô phỏng, nháy chuột lại vào nút Pause để dừng mô phỏng.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Kết quả cho thấy có khí thoát ra ngay ở ống nghiệm chứa xúc tác manganeses(IV) oxide. Còn ống nghiệm không có xúc tác manganeses(IV) oxide chưa có khí thoát ra. Chứng tỏ chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 60 Chuyên đề Hóa 10: Làm thế nào thực hiện được các thí nghiệm hoá học ảo trên máy tính?...

Câu hỏi 1 trang 62 Chuyên đề Hóa 10: Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng (1) trong khoảng thời gian từ 0 đến 20 giây theo thể tích CO2...

Câu hỏi 2 trang 62 Chuyên đề Hóa 10: Khi khí thoát ra, các quả bóng to dần lên. Hãy quan sát tốc độ tăng dần kích thước của các quả bóng và cho biết tốc độ thoát khí CO2 ở ống nghiệm nào nhanh nhất, ở ống nghiệm nào chậm nhất? Nồng độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?...

Câu hỏi 4 trang 66 Chuyên đề Hóa 10: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng giữa copper và nitric acid...

Em có thể trang 66 Chuyên đề Hóa 10: Sử dụng phần mềm để mô phỏng một số thí nghiệm hoá học ảo. So sánh ưu điểm và nhược điểm của việc tiến hành thí nghiệm hóa học trên máy tính và trong thực tế...

Đánh giá

0

0 đánh giá