Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây

3.7 K

Với giải Bài 8.3 trang 26 SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Tế bào nhân sơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học lớp 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Bài 8.3 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?

A. Vùng nhân.

B. Thành tế bào.

C. Màng sinh chất.

D. Ti thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Tế bào vi khuẩn có các thành phần chủ yếu như: thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.

- Ti thể là bào quan có màng kép bao bọc, không được tìm thấy ở tế bào vi khuẩn.

Lý thuyết Thành tế bào và Màng sinh chất

a. Thành tế bào

- Cấu tạo: Được cấu tạo bởi peptidoglycan.

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của peptidoglycan, vi khuẩn được chia làm 2 loại gồm vi khuẩn Gram dương (Gr+) và vi khuẩn Gram âm (Gr-). Việc phân loại Gram dương và Gram âm giúp có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

* So sánh cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm:

Gram dương

Gram âm

- Không có lớp màng ngoài.

- Có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên có bản chất là lipopolysaccharide.

- Lớp peptidoglycan dày.

- Lớp peptidoglycan mỏng.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tế bào nhân sơ

Thành tế bào của vi khuẩn

- Chức năng: Thành tế bào có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.

b. Màng sinh chất

- Vị trí: Nằm ngay bên dưới thành tế bào.

- Cấu tạo: Được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.

- Chức năng:

+ Kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra và vào tế bào.

+ Là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.

c. Một số thành phần khác

- Vỏ nhầy: Cấu tạo từ polysaccharide có chức năng bảo vệ tế bào.

- Lông (nhung mao): Giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề mặt khác.

- Roi (tiên mao): Được cấu tạo từ protein giúp vi khuẩn di chuyển.

Xem thêm các lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8.1 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng...

Bài 8.2 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Loài nào sau đây là sinh vật nhân sơ?...

Bài 8.4 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Tùy theo cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành...

Bài 8.5 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về tế bào nhân sơ?...

Bài 8.6 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Hãy trình bày các đặc điểm của tế bào nhân sơ....

Bài 8.7 trang 26 sách bài tập Sinh học 10: Vẽ và chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ....

Bài 8.8 trang 27 sách bài tập Sinh học 10: Quan sát Hình 8.1 và trả lời câu hỏi....

Bài 8.9 trang 27 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao các tế bào bình thường không sinh trưởng vượt quá kích thước nhất định?...

Bài 8.10 trang 27 sách bài tập Sinh học 10: Một bạn học sinh nói rằng: “Một tế bào A có đường kính 2 µm sẽ có khả năng trao đổi...

Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 1

Bài 8: Tế bào nhân sơ

Bài 9: Tế bào nhân thực

Bài 10: Thực hành quan sát tế bào

Ôn tập chương 2

 

Đánh giá

0

0 đánh giá