20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 10-3 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Địa lí các ngành kinh tế

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Ôn tập chương 10-3: Địa lí các ngành kinh tế sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Ôn tập chương 10-3: Địa lí các ngành kinh tế. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 10-3: Địa lí các ngành kinh tế

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 10-3: Địa lí các ngành kinh tế

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với nội thương?

A. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

B. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

C. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.

D. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng. Nội thương thúc đẩy tái sản xuất, góp phần làm tăng nhu cầu tiêu dùng, là cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, gắn kết thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.

Câu 2. Đại lượng nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

A. Khối lượng luân chuyển.

B. Sự an toàn cho hành khách.

C. Khối lượng vận chuyển.

D. Cự li vận chuyển trung bình.

Đáp án: B

Giải thích: Các tiêu chí đánh giá dịch vụ vận tải gồm: khối lượng vận chuyển (tính bằng số khách và số tấn hàng hoá được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người km hoặc tấn.km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).

Câu 3. Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của WTO?

A. Tăng cường buôn bán giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia chưa gia nhập.

B. Giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.

C. Bảo vệ quyền lợi của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khu vực Nam Á, Nam Mĩ.

D. Tăng cường trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới với các khối liên minh.

Đáp án: B

Giải thích: Chức năng cơ bản của WTO là giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.

Câu 4. Ở các nước đang phát triển, sự bùng nổ của các dịch vụ là hậu quả của

A. tỉ lệ gia tăng dân số quá cao.

B. tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

C. nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.

D. quy mô lãnh thổ được mở rộng.

Đáp án: A

Giải thích: Ở các nước đang phát triển, là những khu vực đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số quá nhanh. Điều này khiến các ngành dịch vụ phục vụ cho người dân phát triển với tốc độ cao như giao thông, thông tin liên lạc, hoạt động buôn bán,… Sự bùng phát của các ngành dịch vụ mà không có định hướng, chiến lược cũng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với một số quốc gia.

Câu 5. Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào

A. các nguồn tài sản, doanh thu, đối tượng phục vụ.

B. tính thân thiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ.

C. tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ.

D. việc đánh giá trước, trong, sau khi sử dụng dịch vụ.

Đáp án: C

Giải thích: Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể được đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

Câu 6. Ngành tài chính - ngân hàng có vai trò nào sau đây?

A. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.

B. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.

C. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

D. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành tài chính - ngân hàng có các vai trò chủ yếu sau:

- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

- Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.

- Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?

A. Các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.

B. Ở các nước đang phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

C. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất là Bắc Kinh, Luân Đôn, Băng Cốc, Tô-ki-ô.

D. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP.

Đáp án: A

Giải thích: Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của dịch vụ thường chỉ dưới 50%. Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế toàn cấu. Các trung tâm lớn nhất là Niu I-ooc, Luân Đôn và Tô-ki-ô.

Câu 8. Ngành du lịch không có vai trò nào sau đây?

A. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

B. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.

C. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.

D. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá - xã hội:

- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.

Câu 9. Chất lượng sản phẩm của giao thông vận tải không phải được đo bằng

A. sự chuyên chở người.

B. tốc độ chuyên chở.

C. sự tiện nghi cho khách.

D. an toàn cho hàng hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.

Câu 10. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là

A. vận tải.

B. du lịch.

C. bưu chính.

D. bảo hiểm.

Đáp án: B

Giải thích: Gọi du lịch là ngành công nghiệp vì một số nước có điều kiện tốt và chính sách phù hợp đã phát triển ngành dịch vụ du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia chẳng kém gì các ngành công nghiệp với các nhà máy. Hiện nay, mỗi năm tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch dịch vụ trong GDP của tất cả các nước đều có xu hướng gia tăng.

Du lịch như một ngành công nghiệp không khói vì du lịch là một ngành ít gây ô nhiễm môi trường, không thải ra khói công nghiệp trong quá trình hoạt động như các nhà máy và các khu công nghiệp.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải ô tô?

A. Phối hợp được với các phương tiện khác.

B. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở cự li ngắn.

C. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng.

D. Sử dụng rất ít nhiên liệu khóang (dầu mỏ).

Đáp án: D

Giải thích: Đường ô tô có những ưu thế nổi bật là sự thuận tiện và cơ động, phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn, có khả năng phối hợp hoạt động với các loại hình vận tải khác, mạng lưới ngày càng mở rộng, chất lượng và phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường.

Câu 12. Nội thương phát triển góp phần

A. đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế và tăng kim ngạch nhập khẩu.

B. làm tăng kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu và đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

C. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giao lưu kinh tế quốc tế.

D. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng. Nội thương thúc đẩy tái sản xuất, góp phần làm tăng nhu cầu tiêu dùng, là cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, gắn kết thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.

Câu 13Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?

A. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.

B. Ngoại thương phát triển hơn.

C. Xuất khẩu dịch vụ thương mại.

D. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

Đáp án: A

Giải thích: Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (ở tình trạng nhập siêu).

Câu 14. Tài chính ngân hàng không bao gồm có

A. các công cụ tài chính của ngân hàng.

B. hoạt động thanh khoản ở thị trường.

C. luân chuyển tiền tệ qua ngân hàng.

D. các dịch vụ giao dịch về tài chính.

Đáp án: B

Giải thích: Tài chính ngân hàng gồm các dịch vụ giao dịch tài chính, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng trong phạm vi một quốc gia và quốc tế. Hoạt động tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng với ngoại thương?

A. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.

C. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

D. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

Đáp án: C

Giải thích: Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác được các lợi thế bên trong và tạo động lực phát triển kinh tế.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Ôn tập chương 10-3: Địa lí các ngành kinh tế

Đang cập nhật.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 10.3: Địa lí các ngành kinh tế

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 11: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá