Với giải Câu 2 trang 24 Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
Câu 2 trang 24 Chuyên đề Lịch sử 10: Nêu ý nghĩa của di sản văn hoá và lấy ví dụ để chứng minh cho từng ý nghĩa đó.
Trả lời:
- Ý nghĩa của di sản văn hoá và ví dụ cụ thể:
+ Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc và tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc đó. Ví dụ: Nghi lễ hát Then là tài sản vô giá của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Nghi lễ Then đối với người Tày, Nùng, Thái xưa nay giống như một nghi thức tâm linh nối con người với đấng tối cao của mình, phản ánh các quan niệm của người Tày, Nùng, Thái về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.
+ Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng; là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Ví dụ: Tổng doanh thu từ du lịch của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trong những năm gần đây khoảng 6 - 9 tỉ đồng/năm, đem lại nguồn lực phát triển kinh tế và tạo ra kế sinh nhai cho dân cư sống quanh khu di tích.
+ Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hoá. Ví dụ: Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam (Hát xoan, ca trù, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế,...) được trình diễn ở các diễn đàn văn hóa quốc tế và khu vực, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng tình đoàn kết giữa Việt Nam và các quốc gia.
+ Đóng góp thiết thực vào quá trình bảo vệ môi trường. Ví dụ: Sự tồn tại của các di sản, đặc biệt là di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp (vườn quốc gia Cúc Phương, quần thể danh thắng Tràng An,...) góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học (bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm).
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 23 Chuyên đề Lịch sử 10: Vậy di sản văn hoá là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao?...
Câu 1 trang 24 Chuyên đề Lịch sử 10: Dựa vào thông tin trong mục a, em hiểu thế nào là di sản văn hoá?...
Câu 1 trang 26 Chuyên đề Lịch sử 10: Di sản văn hoá gồm những loại hình nào? Dựa vào cách phân loại ở trên, em hãy cho biết trong các hình 5 - 7, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá phi vật thể, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá vật thể?...
Câu 2 trang 26 Chuyên đề Lịch sử 10: Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hoá...
Câu 1 trang 27 Chuyên đề Lịch sử 10: Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá...
Câu 2 trang 27 Chuyên đề Lịch sử 10: Thảo luận và nêu ví dụ về từng loại di tích theo bảng xếp hạng ở trên...
Câu 1 trang 28 Chuyên đề Lịch sử 10: Bảo tồn di sản văn hoá là gì?...
Câu 2 trang 28 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ...
Câu 1 trang 29 Chuyên đề Lịch sử 10: Phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá...
Câu 2 trang 29 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy cho biết những cơ sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung lũng En-bơ (Đức)...
Câu 3 trang 30 Chuyên đề Lịch sử 10: Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá...
Câu 1 trang 31 Chuyên đề Lịch sử 10: Giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá...
Câu 2 trang 31 Chuyên đề Lịch sử 10: Thông qua sự kiện UNESCO ghi danh Hát Xoan là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, hãy cho biết trách nhiệm của các bên liên quan (Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng,...) trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản...
Câu 1 trang 35 Chuyên đề Lịch sử 10: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam...
Câu 2 trang 35 Chuyên đề Lịch sử 10: Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu (tự chọn)...
Câu 1 trang 38 Chuyên đề Lịch sử 10: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Việt Nam...
Câu 2 trang 38 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hoá vật thể tiêu biểu nhất...
Câu 3 trang 38 Chuyên đề Lịch sử 10: Có quan điểm cho rằng: di sản văn hoá vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không? Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý...
Câu 1 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Dựa vào lược đồ Hình 29 (tr. 39), hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác...
Câu 2 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/di sản hỗn hợp...
Luyện tập 1 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng thống kê về một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh theo gợi ý dưới đây:...
Luyện tập 2 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Ngoài các di sản đã được UNESCO ghi danh, em hãy kể tên những di sản tiêu biểu khác ở địa phương em hoặc ở Việt Nam theo loại hình...
Luyện tập 3 trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản?...
Vận dụng trang 44 Chuyên đề Lịch sử 10: Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về di sản đó theo cách của em (làm bài thuyết trình, xây dựng đoạn phim ngắn, thiết kế đồ hoạ,...)...