Giải Sinh Học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

3.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 166 SGK Sinh học 8: Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu (✓) vào cột tương ứng ở bảng 52-1.

Bảng 52 - 1. Các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

STT

Ví dụ

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

1

Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại

 

 

2

Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra

 

 

3

Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ

 

 

4

Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởi gai ốc

 

 

5

Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học.

 

 

6

Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa

 

 

- Hãy tìm thêm ít nhất 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ

Trả lời:

STT

Ví dụ

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

1

Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại

 

2

Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra

 

3

Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ

 

4

Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởi gai ốc

 

5

Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học.

 

6

Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa

 

Các ví dụ về phản xạ:

- PXCĐK: Nghe tiếng gọi tên mình thì quay đầu lại, thầy giáo vào lớp cả lớp đứng dậy chào. Bị gai đâm vào tay ta rụt tay lại.

- PXKĐK: Khi thức ăn chạm vào khoang miệng, nước bọt tiết ra. Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi. Bị muỗi cắn ngứa chân. Ta đưa tay gãi chỗ ngứa ở chân.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 167 SGK Sinh học 8: Dựa vào hình 52 - 3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điểu kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.

Trả lời:

VD: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.

1. Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía ánh sáng (phản xạ không điều kiện)

2. Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn.

3. Bật đèn chi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống.

4. Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 167 SGK Sinh học 8: Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trinh bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52 - 2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây:

Bảng 52 - 2. So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích rương ứng hay kích thích không điều kiện 

2. Bẩm sinh. 

3. ? 

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất   chủng loại 

5. ? 

6. Cung phản xạ đơn giản 

7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống 

1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích  thích có điều     kiện đã được kết hợp với  kích thích không điều kiện   mật số lần) 

2. ? 

3. Dễ mất khi không củng cố 

4. ? 

5. Số lượng không hạn định 

6. Hình thành đường liên hệ tạm thời

7. ?

Trả lời:

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 

2. Bẩm sinh. 

3. Bền vững 

4. Có tính chất di truyền, mang     tính chất chủng loại 

5. Số lượng hạn chế 

6. Cung phản xạ đơn giản 

7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống 

1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích  thích có điều kiện đã được kết hợp với  kích thích không điều kiện mật số lần) 

2. Hình thành trong đời sống (do học tập) 

3. Dễ mất khi không củng cố 

4. Có tính chất cá thể, không di truyền 

5. Số lượng không hạn định 

6. Hình thành đường liên hệ tạm thời

7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.

Câu hỏi và bài tập (trang 168 SGK Sinh học lớp 8)

Câu 1 trang 168 SGK Sinh học 8: Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.

Trả lời:

Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điểu kiện:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Trả lời kích thích tương ứng (kích thích không điều kiện) Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)
Bầm sinh Được hình thành qua học tập, rèn luyện
Bền vững Không bền vững (dễ mất khi không củng cố)
Có tính chất di truyền Cỏ tính chất cá thể, không di truyền
Số lượng hạn chế Số lượng không hạn định
Cung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ
Trung ương nằm ở trụ não, tùy sổng Trung ương chủ yếu có sụ tham gia của vỏ não
Câu 2 trang 168 SGK Sinh học 8: Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.

Trả lời:

Ví dụ 1. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) ở cá nuôi.

Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

Ví dụ 2. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) ở gà nuôi.

Mỗi khi cho gà ăn thóc, ta vỗ tay kết hợp với tiếng gọi gà (cu...cu...cu...) lặp đi lặp lại nhiễu lần cho đến khi chi vỗ tay và gọi gà nhưng không cho gà ăn thóc thì gà vẫn chạy đến chỗ ta đứng tức là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

- Những điều kiện để sự hình thành có kết quả:

+ Phải có sự kết hợp kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện (vỗ tay kết hợp với thả mồi).

+ Kích thích bất kì phải tác động trước kích thích cùa phản xạ không điều kiện vài giây.

+ Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố.

Câu 3 trang 168 SGK Sinh học 8: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.

Trả lời:

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:

- Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

- Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Lý thuyết Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Qua các ví dụ trên có thể rút ra nhận xét:

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

1. Hình thành phản xạ có điều kiện (hình 52-1-3)

Hãy nghiên cứu một thí nghiệm kinh điển của Nhà sinh lí học người Nga I.P.Paplôp: phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đối với ánh đèn hoặc một kích thích bất kì.

Giải Sinh Học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (ảnh 1)

Hình 52-3. Thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi có ánh đèn

A. Bật đèn rồi cho ăn nhiều lần, ánh đèn

B. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt sẽ trở thành tín hiệu của ăn uốngvới ánh đèn đã được thành lập

2. Ức chế phản xạ có điều kiện

Trong thí nghiệm trên, phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành, nghĩa là củng cố kích thích ánh đèn gãy tiết nước bọt bằng cho ăn. Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ mất do ức chế tắt dần, ánh đèn trở thành vô nghĩa, không gây tiết nước bọt nữa.

III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện

Bảng 52-2. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện

Giải Sinh Học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (ảnh 2)

Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

- Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).

Bài giảng Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Đánh giá

0

0 đánh giá