20 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài mở đầu (Cánh diều) có đáp án 2024: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

6.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

A. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

Câu 1. Những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên bao gồm

A. Quan sát, phân loại;

B. Liên hệ, dự đoán;

C. Đo;

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên bao gồm: Quan sát, phân loại, liên hệ, dự đoán, đo.

Câu 2. Cho ví dụ “Thấy ớt trên cây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, liên hệ với kinh nghiệm đã có về ớt, biết là ớt đang chín”

Ví dụ trên thuộc kĩ năng nào trong các kĩ năng tìm hiểu tự nhiên?

A. Đo;

B. Quan sát;

C. Liên hệ;

D. Dự đoán.

Đáp án: C

Giải thích:

Kĩ năng liên hệ: Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến những sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định.

Do đó, ví dụ “Thấy ớt trên cây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, liên hệ với kinh nghiệm đã có về ớt, biết là ớt đang chín” là kĩ năng liên hệ.

Câu 3.Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng

A. đồng hồ đo thời gian hiện số;

B. cân điện tử;

C. cổng quang điện;

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Câu 4. Nguyên lí đo thời gian chuyển động của một vật bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện là

A. Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2;

B. Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2;

C. Khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2;

D. Khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh sau của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên lí đo thời gian chuyển động của một vật bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện là:

Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồ hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2.

Câu 5. Trong các bước đo thời gian chuyển động của một vật giữa hai điểm A và B dưới đây, bước làm sai là

A. Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B;

B. Cắm đầu dây nối của cổng quang điện 1 vào ổ B, đầu dây nối của cổng quang điện 2 vào ổ A của đồng hồ đo thời gian hiện số;

C. Nhấn nút K để chọn kiểu hoạt động là A – B rồi cho xe có gắn tấm chắn sáng chuyển động;

D. Đọc số chỉ thời gian xe đi từ cồng quang điện 1 đến cổng quang điện 2 ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Đáp án: B

Giải thích:

Bước làm sai là: Cắm đầu dây nối của cổng quang điện 1 vào ổ B, đầu dây nối của cổng quang điện 2 vào ổ A của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Bước này các dây bị cắm nhầm ổ, cần cắm lại như sau:

 Cắm đầu dây nối của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu dây nối của cổng quang điện 2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Câu 6. Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính là

A. Tên báo cáo, tên người thực hiện;

B. Mục đích, mẫu vật, dụng cụ và phương pháp;

C. Kết quả và thảo luận, kết luận;

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính là:

- Tên báo cáo

- Tên người thực hiện

Mục đích

- Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

Kết quả và thảo luận

- Kết luận.

Câu 7. Cho các bước sau:

1) Xây dựng giả thuyết

2) Quan sát, đặt câu hỏi

3) Viết, trình bày báo cáo

4) Phân tích kết quả

5) Kiểm tra giả thuyết

Các bước thực hiện tiến trình tìm hiểu tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5;

B. 1 – 5 – 2 – 4 – 3;

C. 2 – 1 – 5 – 4 – 3;

D. 2 – 3 – 1 – 5 – 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Các bước thực hiện tiến trình tìm hiểu tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là

2) Quan sát, đặt câu hỏi

1) Xây dựng giả thuyết

5) Kiểm tra giả thuyết

4) Phân tích kết quả

3) Viết, trình bày báo cáo.

Câu 8. Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát, đặt câu hỏi;

B. Xây dựng giả thuyết;

C. Kiểm tra giả thuyết;

D. Phân tích kết quả.

Đáp án: C

Giải thích:

Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước kiểm tra giả thuyết.

Câu 9. “Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, …” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Viết, trình bày báo cáo;

B. Xây dựng giả thuyết;

C. Kiểm tra giả thuyết;

D. Phân tích kết quả.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở bước 4: Phân tích kết quả ta cần

Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, …

- Từ việc phân tích kết quả rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bác bỏ.

Do đó “Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, …” nằm ở bước 4: Phân tích kết quả.

Câu 10. Tiến trình tìm hiểu tự nhiên không cần thiết phải thực hiện bước nào sau đây?

A. Quan sát, đặt câu hỏi

B. Phân tích kết quả

C. Xây dựng giả thuyết

D. Viết đoạn văn mô tả đối tượng nghiên cứu.

Đáp án: D

Giải thích:

Tiến trình tìm hiểu tự nhiên không cần thiết phải thực hiện bước: Viết đoạn văn mô tả đối tượng nghiên cứu.

Các bước thực hiện tiến trình tìm hiểu tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là

2) Quan sát, đặt câu hỏi

1) Xây dựng giả thuyết

5) Kiểm tra giả thuyết

4) Phân tích kết quả

3) Viết, trình bày báo cáo.

Video giải KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên - Cánh diều

B. Lý thuyết KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- Tìm hiểu tự nhiên là tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một sự vật, hiện tượng.

- Tiến trình của tìm hiểu tự nhiên:

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu.

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra một số dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời câu hỏi ở bước 1.

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.

Ở bước này, em phải:

+ Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm

+ Lập phương án thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập.

Bước 4: Phân tích kết quả

Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, 

- Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ.

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để diễn đạt quá trình và kết quả tìm hiểu tự nhiên.

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:

+ Tên báo cáo.

+ Tên người thực hiện.

+ Mục đích.

+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp.

+ Kết quả và thảo luận

+ Kết luận.

II. Các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên

- Quan sát: Sử dụng các giác quan để thu thập thông tin sự vật và hiện tượng.

Ví dụ: Bằng mắt (thị giác), thấy được quả chuối chín có màu vàng, bằng mũi (khứu giác), ngửi được mùi thức ăn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Phân loại: Phân nhóm hoặc sắp xếp các sự vật, hiện tượng thành các loại dựa trên thuộc tính hoặc tiêu chí.

Ví dụ: Xếp các loại hoa cùng loại vào cùng một nhóm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Liên hệ (liên kết): Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ nhất định.

Ví dụ: Thấy hoa trong lọ bắt đầu rụng cánh, liên hệ với kiến thức thực tế đã có về hoa, biết là hoa sắp tàn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Đo: Sử dụng dụng cụ đo như thước, cân, đồng hồ, nhiệt kế,… để mô tả các kích thước của một vật

Ví dụ: Dùng thước để đo chiều dài của bút chì bằng đơn vị centimet.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Dự đoán (dự báo): Nêu kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên một mẫu bằng chứng.

Ví dụ: Dựa trên biểu đồ về sự phát triển của cây trong tuần trước, dự đoán chiều cao của cây trong hai tuần tiếp theo.

Lưu ý: Tùy theo yêu cầu và mục đích của tiến trình tìm hiểu một vấn đề cụ thể mà các kĩ năng ở trên được sử dụng một cách thích hợp.

III. Một số dụng cụ đo

1. Đồng hồ đo thời gian hiện số

- Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001 s.

- Phạm vi đo: 0,001 s – 9999 s.

Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng công tắc hoặc cổng quang điện.

- Mặt trước của đồng hồ hiện số:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Mặt sau của đồng hồ hiện số:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

2. Cổng quang điện

Cấu tạo: Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu (P) và một bộ phận thu tín hiệu (T) từ bộ phận phát chiếu sang.

Nguyên lí hoạt độngKhi có vật chắn chùm tín hiệu từ bộ phận phát sang bộ phận thu tín hiệu, cổng quang điện sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn vào đồng hồ đo thời gian, điều khiển đồng hồ hoạt động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

3. Cách dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian vật đi giữa hai vị trí xác định A và B

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

Nguyên lí đo: Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồng hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2.

Cách đo:

+ Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B.

+ Cắm đầu nối dây của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu nối dây của cổng quang điện 2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 2: Nguyên tố hoá học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá