Với giải Bài tập 5 trang 16 SBT Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng
Bài tập 5 trang 16 SBT Địa lí 10: Em hãy nêu nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
Trả lời:
Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:
- Vỏ Trái đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.
- Toàn bộ bề mặt Trái đất (gồm vỏ Trái đất và phần trên của lớp manti) được chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo vừa có vỏ lục địa, vừa có vỏ đại dương, riêng mảng Thái Bình Dương chỉ có vỏ đại dương. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp manti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp manti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.
Xem thêm các lời giải sách bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 1: Tầng đá trầm tích không có đặc điểm nào sau đây?...
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?...
Câu 3: Các mảng kiến tạo Có thể di chuyển là do...
Câu 4: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở...
Bài tập 2 trang 15 SBT Địa lí 10: Dựa vào mục I, bài 4 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau...
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất