Với giải Bài 5.15 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bài 5.15 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hạt nhân của nguyên tử X có 3 proton, tổng số electron có trong nguyên tử Y là 9.
a) Nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y không?
b) Nếu X và Y liên kết được với nhau thì liên kết đó là liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị? Viết sơ đồ minh họa sự tạo thành liên kết giữa X và Y.
Lời giải:
a) Nguyên tử X có 3 proton, do đó số electron của X là 3 và lớp ngoài cùng có 1 electron nên X là kim loại.
Nguyên tử Y có 9 electron, do đó lớp ngoài cùng của Y có 7 electron nên Y là phi kim.
Vậy nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y, do các nguyên tử này đều chưa đạt được lớp ngoài cùng bền vững giống với khí hiếm.
b) X là kim loại điển hình, Y là phi kim điển hình nên X liên kết với Y bằng liên kết ion.
Sơ đồ minh họa sự tạo thành liên kết ion giữa X với Y:
Nguyên tử X cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang một điện tích dương, kí hiệu là X+.
Nguyên tử Y có 7 electron ở lớp ngoài cùng, nhận 1 electron tử X để trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là Y-.
Các ion X+ và Y- mang điện tích trái dấu, hút nhau, tạo thành liên kết trong phân tử XY.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5.1 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tử khí hiếm là nguyên tử có...
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất
Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học
Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian