SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8 (Cánh diều): Đồ thị quãng đường - thời gian

8.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian

Bài 8.1 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.1.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC và CD.

b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất?

Lời giải:

Tốc tốc độ của vật trên đoạn OA

vA=sAtA=1,510=0,15km/ph

Tốc tốc độ của vật trên đoạn AB

vB = 0

Tốc tốc độ của vật trên đoạn BC

vC=sCtC=41,510=0,25km/ph

Tốc tốc độ của vật trên đoạn CD

vD = 0

b) Ta thấy vC > vA > vB = vD

Vậy giai đoạn BC vật chuyển động nhanh nhất.

Bài 8.2 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100m kể từ khi xuất phát.

Quãng đường (m)

0

10,0

25,0

45,0

65,0

85,0

105,0

Thời gian (s)

0,0

2,0

4,0

6,0

8,0

10,0

12,0

a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên.

b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi sau:

- Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu tiên?

- Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

- Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn thành 100 m?

Lời giải:

a) Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị như hình dưới.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diều (ảnh 1)

b) Sử dụng đồ thị, ta thấy:

- Ta thấy từ lúc bắt đầu chuyển động đến giây thứ 2 thì vận động viên đang chuyển động thẳng đều và đi được 10 m nên trong 1 s đầu tiên, vận động viên đã đi được quãng đường dài 5 m.

- Tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

+ Khoảng thời gian vận động viên chạy là 10 – 4 = 6 s.

+ Quãng đường vận động viên chạy là 85 – 25 = 60 m.

 Tốc độ v=st=606=10m/s

- Ta thấy từ giây thứ 4 đến giây thứ 12 thì vận động viên chuyển động thẳng đều với tốc độ 10 m/s.

Từ 0s đến 4s vận động viên đã đi được quãng đường 25 m.

Vậy để hoàn thành 100 m, vận động viên cần hoàn thành thêm 75m nữa tương ứng với khoảng thời gian là 75 : 10 = 7,5 s.

Thời gian cần để hoàn thành 100m là: 4 + 7,5 = 11,5 s.

Bài 8.3 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình 8.2 là đồ thị quãng đường – thời gian của xe buýt trong một phần hành trình. Trên đồ thị, hãy đánh dấu giai đoạn mà xe buýt chuyển động nhanh hơn giai đoạn còn lại.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diều (ảnh 1)

Giai đoạn mà xe buýt chuyển động nhanh hơn giai đoạn còn lại đó chính là giai đoạn đầu, từ 0 đến 40 giây. Vì ta có thể dựa vào đồ thị để tính tốc độ trong từng giai đoạn.

Giai đoạn 1: tốc độ v1=7000400=17,5m/s

Giai đoạn 2: tốc độ v2=100070010040=5m/s

Thấy ngay v1 > v2

Bài 8.4 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tuấn rời nhà đi tới trường với tốc độ không đổi. Sau khi đi được một đoạn, Tuấn nghĩ rằng mình để quên chiếc bút nên quay về nhà để lấy nó. Tuy nhiên, khi đang về nhà, Tuấn kiểm tra lại thì thấy bút đang nằm trong cặp sách của mình nên tiếp tục đi đến trường. Để kịp giờ đến trường, Tuấn đã đi nhanh hơn. Hãy chỉ ra từng giai đoạn trong hành trình đến trường của Tuấn tương ứng với đoạn thẳng nào trên đồ thị hình 8.3.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Giai đoạn Tuấn bắt đầu rời nhà tương ứng với đoạn OA.

Giai đoạn Tuấn trở về nhà lấy bút tương ứng với đoạn AB.

Giai đoạn Tuấn tiếp tục đến trường với tốc độ nhanh hơn tương ứng với đoạn BC.

Giai đoạn Tuấn đã đến lớp tương ứng với đoạn CD.

Bài 8.5 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7Hãy mô tả hành trình của một xe có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.4.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

- Giai đoạn OA: Xe khởi hành từ lúc 9h00, chuyển động trong 2 giờ.

- Giải đoạn AB: Xe dừng lại trong 1 giờ.

- Giải đoạn BC: Xe chuyển động với tốc độ lớn hơn giai đoạn OA trong khoảng thời gian 0,5 giờ.

- Giai đoạn CD: Xe quay trở lại vị trí ban đầu trong khoảng thời gian 1,5 giờ.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Bài 9: Sự truyền âm - thời gian

Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm

Bài 11: Phản xạ âm

Lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

I. Đồ thị quãng đường – thời gian

- Bước 1: Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục tọa độ

+ Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.

+ Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp

 Lý thuyết KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều 2022): Đồ thị quãng đường – thời gian (ảnh 1)

- Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng. Nối các điểm biểu diễn lại với nhau.

 Lý thuyết KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều 2022): Đồ thị quãng đường – thời gian (ảnh 2)

Chú ý: Khi đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian, vật không chuyển động

II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường – thời gian

- Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động, ta có thể tìm được quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian nào đó.

III. Tốc độ và an toàn giao thông

 Lý thuyết KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều 2022): Đồ thị quãng đường – thời gian (ảnh 3)

- Để đảm bảo an toàn, người lái xe cần chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế; đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, có đường địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, ...

- Tốc độ của xe càng lớn thì quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng càng cần nhiều thời gian hơn xe dừng hẳn

=> Khi lái xe trên đường, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ xe để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước xe của mình sao cho khi xe phía trước dừng đột ngột sẽ không bị va chạm.

Đánh giá

0

0 đánh giá