Với giải Câu 24 trang 29 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Đề kiểm tra giữa học kì 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 10 Đề kiểm tra giữa học kì 1
Câu 24 trang 29 SBT Lịch sử 10: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Học trên lớp.
B. Xem phim tài liệu, lịch sử.
C. Tham quan, điền dã.
D. Học trong phòng thí nghiệm.
Đáp án D
Lý thuyết Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,… Muốn hiểu đúng và đầy đủ về việc lịch sử là một quá trình lâu dài.
- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…
=> Khoa học lịch sử là một trong các ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục.
2. Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử
- Quá trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử gồm 4 bước:
* Bước 1: Xác định vấn đề:
+ Xác định đối tượng nghiên cứu
+ Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
+ Đề xuất phương pháp thực hiện.
* Bước 2: Sưu tầm sử liệu:
+ Ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
+ Khảo sát, sưu tầm, tập hợp những nguồn sử liệu liên quan.
* Bước 3: Chọn lọc, phân loại:
+ Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
+ Miêu tả, đánh giá, thẩm định các nguồn sử liệu liên quan.
* Bước 4: Xác định đánh giá: Xác định độ tin cậy, tính xác thực, giá trị thông tin của nguốn sử liệu đã thu thập.
- Tri thức lịch sử có hai dạng tồn tại:
+ Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức: thường được thể hiện cụ thể, để lại cho đời sau, được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
+ Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân. Những tri thức này được truyền lại qua sách vở, qua học tập hoặc là bí kíp gia truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thành kinh nghiệm lịch sử, kĩ năng giúp đời sau tiếp thu và phát triển.
Mộc bản triều Nguyễn
- Hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, về phương pháp đòi hỏi phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện; sau đó mới giải thích và đánh giá sự kiện.
3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Lịch sử cung cấp cho con người những kinh nghiệm quý báu của người xưa trong cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử là học được cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc từ những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng là “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới).
- Lịch sử cho biết về những giá trị truyền thống và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó nhắc nhở con người phải luôn nhớ về cội nguồn, để ra sức giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước và những giá trị truyền thống mà các thế hệ đi trước đã để lại.
- Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung nhất các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử.
Học sinh học tập tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Tri thức lịch sử và cuộc sống
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 (Kết nối tri thức) có đáp án: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 25 SBT Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử là gì?...
Câu 3 trang 25 SBT Lịch sử 10: Nhận thức lịch sử là gì?...
Câu 4 trang 25 SBT Lịch sử 10: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?...
Câu 5 trang 26 SBT Lịch sử 10: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?...
Câu 6 trang 26 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?...
Câu 20 trang 29 SBT Lịch sử 10: Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?...
Câu 21 trang 29 SBT Lịch sử 10: Vai trò của sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?...
Câu 22 trang 29 SBT Lịch sử 10: Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?...
Câu 1 trang 29 SBT Lịch sử 10 (2,0 điểm): Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của sử học...
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại
Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại