SBT Hóa học 8 Bài 16: Phương trình hóa học | Giải SBT Hóa học lớp 8

1.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 8 Bài 16: Phương trình hóa học chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 8 Bài 16: Phương trình hóa học

Bài 16.1 trang 21 SBT Hóa học 8: Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp chọn trong khung :

Chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử, chất phản ứng, phương trình hoá học,

chỉ số, hệ số, sản phẩm, tỉ lệ

"Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng ........, trong đó ghi công thức hóa học của các ......... và ........ Trước mỗi công thức hoá học có thể có ..... (trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số ..... của mỗi ....... đều bằng nhau.

Từ...... rút ra được tỷ lệ số ......., số......... của các chất trong phản ứng; ........ này bằng đúng tỷ lệ ...... trước công thúc hóa học của các ........ tương  ứng ".

Lời giải:

Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình hoá học, trong đó ghi công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm. Trước mỗi công thúc hoá học có thể có hệ số (trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số nguyên tử  của mỗi nguyên tố đều bằng nhau.

Từ phương trình hoá học rút ra được tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng ; tỉ lệ này bằng đúng hệ số trước công thức hoá học của các chất tương ứng.

Bài 16.2 trang 22 SBT Hóa học 8: Cho sơ đồ của các phản ứng sau :

a) Cr + O2 - - - > Cr2O3

b) Fe + Br2 - - - > FeBr3

Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Phương pháp giải:

Bước 1. Cần viết đúng các công thức hoá học. Đến bước sau không thay đổi chỉ số trong những công thức đã viết đúng.

Bước 2. Nhẩm tính số nguyên tử của tất cả các nguyên tố

Nếu có nguyên tố mà số nguyên tử một bên lẻ, một bên chẵn thì trước hết ta làm chẵn số nguyên tử lẻ (đặt hệ số 2).

Để cân bằng số nguyên tử ta lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các số nguyên tử không bằng nhau của một nguyên tố thì được hệ số cho công thức của các chất tương ứng. Nên bắt đầu từ nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều nhất, rồi tiếp đến nguyên tố có số nguyên tử ít hơn...

Thí dụ, sơ đồ của phản ứng :

Cr+O2>Cr2O3

Làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải 

Cr+O2>2Cr2O3

Bắt đầu cân bằng từ nguyên tố O, bội số chung nhỏ nhất của 6 và 2 là 6.

Hệ số của O2 sẽ là 3 (= 6: 2)

Cr+3O2>2Cr2O3

Tiếp theo là nguyên tố Cr

4Cr+3O2>2Cr2O3

Lưu ý :

- Nếu có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.

- Có trường hợp sơ đồ của phản ứng đã là phương trình hoá học rồi, thí dụ :

CacO3 ----- > CaO + CO2

 Viết liền mũi tên rời là được phương trình hoá học.

- Có trường hợp chỉ cần nhận xét thành phần hoá học các hợp chất là rút ra được các hệ số thích hợp.

Thí dụ, sơ đồ của phản ứng giữa khí cạcbon oxit và chất sắt(III) oxit.

CO + Fe2O3­ —> Fe + CO2

Nhận xét : Mỗi phân tử CO chiếm một O của Fe­2O3 chuyển thành phân tử CO2. Như vậy cần 3CO để chiếm hết oxi của Fe2O3. Phương trình hoá học của phản ứng : 3CO + Fe2O3 —> 2Fe + 3CO2

Lời giải:

a) 4Cr + 3O2  -> 2Cr2O3

Số nguyên tử Cr : số phân tử O2 : số phân tử Cr2O= 4:3:2.

b) 2Fe + 3Br2 —> 2FeBr3

Số nguyên tử Fe : số phân tử Br2 : số phân tử FeBr3 = 2:3:2.

Bài 16.3 trang 22 SBT Hóa học 8: Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của các phản ứng sau :

a) KClO3 -----> KCl + O2 ;

b) NaNO3 ------> NaNO2 + O2

Phương pháp giải:

Bước 1. Cần viết đúng các công thức hoá học. Đến bước sau không thay đổi chỉ số trong những công thức đã viết đúng.

Bước 2. Nhẩm tính số nguyên tử của tất cả các nguyên tố

Nếu có nguyên tố mà số nguyên tử một bên lẻ, một bên chẵn thì trước hết ta làm chẵn số nguyên tử lẻ (đặt hệ số 2).

Để cân bằng số nguyên tử ta lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các số nguyên tử không bằng nhau của một nguyên tố thì được hệ số cho công thức của các chất tương ứng. Nên bắt đầu từ nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều nhất, rồi tiếp đến nguyên tố có số nguyên tử ít hơn...

Thí dụ, sơ đồ của phản ứng :

Cr+O2>Cr2O3

Làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải 

Cr+O2>2Cr2O3

Bắt đầu cân bằng từ nguyên tố O, Bội số chung nhỏ nhất của 6 và 2 là 6.

Hệ số của O2 sẽ là 3 (= 6: 2)

Cr+3O2>2Cr2O3

Tiếp theo là nguyên tố Cr

4Cr+3O2>2Cr2O3

Lưu ý :

- Nếu có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.

- Có trường hợp sơ đồ của phản ứng đã là phương trình hoá học rồi, thí dụ :

CaCO3 ----- > CaO + CO2

 Viết liền mũi tên rời là được phương trình hoá học.

- Có trường hợp chỉ cần nhận xét thành phần hoá học các hợp chất là rút ra được các hệ số thích hợp.

Thí dụ, sơ đồ của phản ứng giữa khí cạcbon oxit và chất sắt(III) oxit.

CO + Fe2O3­ —> Fe + CO2

Nhận xét : Mỗi phân tử CO chiếm một O của Fe­2O3 chuyển thành phân tử CO2. Như vậy cần 3CO để chiếm hết oxi của Fe2O3. Phương trình hoá học của phản ứng : 3CO + Fe2O3 —> 2Fe + 3CO2

Lời giải:

a) 2KClO32KCl+3O2

Số phân tử KClO3 : số phân tử KCl : số phân tử O2 = 2:2:3

b) 2NaNO32NaNO2+O2

Số phân tử NaNO3 : số phân tử NaNO2 : số phân tử O2 = 2:2:1

Bài 16.4 trang 22 SBT Hóa học 8: Cho sơ đồ của phản ứng sau :

Al + CuO -------> Al2O3 + Cu

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng,  tuỳ chọn.

Lời giải:

a) 2Al + 3CuO -> Al2O3 + 3Cu

b) Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO ;

Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al­2O3 ;

Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 1 phân tử Al­2O3;

Cứ 1 phân tử Al­2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu

Bài 16.5 trang 22 SBT Hóa học 8: Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của phản ứng sau :

BaCl2 + AgNO3 —> AgCl + Ba(NO3)2

Lời giải:

a) BaCl+ 2AgNO3 -----> 2AgCI + Ba(NO3)2

b) Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3 ;

Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2;

Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl ;

Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2 .

Bài 16.6 trang 22 SBT Hóa học 8: Biết rằng chất natri hiđroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra  chất natri sunfat Na2SO4 và nước.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.

Lời giải:

a) 2NaOH + H2SO4   Na2SO4 + 2H2O

b) Cứ 2 phân tử NaOH tác dụng với 1 phân tử H2SO4;

Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 1 phân tử Na2SO4 ;

Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 2 phân tử nước, hay cứ 1 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 1 phân tử nước.

Bài 16.7 trang 22 SBT Hóa học 8: Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các sơ đồ phản ứng sau để viết thành phương trình hoá học :

a) ?Al(OH)—> ? + 3H2O

b) Fe + ?AgNO3 —> ? + 2Ag

c) ? NaOH + ? —> Fe(OH)3 + ? NaCl

Phương pháp giải:

Ba bước lập phương trình hóa học:

- Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất tham gia sản phẩm.

- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức.

- Viết thành phương trình hóa học.

Lời giải:

a) 2Al(OH)3Al2O3+3H2O

b) Fe+2AgNO3Fe(NO3)2+2Ag

c)  3NaOH+FeCl3Fe(OH)3+3NaCl

Bài 16.8* trang 22 SBT Hóa học 8: Biết rằng, kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất nhôm sunfat Al2(SO4)3 và khí hiđro.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. Hiểu như thế nào về tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng ?

b) Nếu có 6,02.1023 nguyên tử Al sẽ tác dụng được với bao nhiêu phân tử H2SO4, tạo ra bao nhiêu phân tử Al2(SO4)3 và bao nhiêu phân tử H2 ?

c) Cũng câu hỏi như trên, nếu có 3,01.1023 nguyên tử Al. [Xem lại con số 6,02.1023 trong các bài tập 8.9*. và 9.6* trước khi làm phần b) và c)]

Phương pháp giải:

a) Ba bước lập phương trình hóa học:

- Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất tham gia sản phẩm.

- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức.

- Viết thành phương trình hóa học.

b) Xem lại số 6,02.1023 trong các bài tập 8.9* và 9.6* 

c) Tương tự phần b)

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng :

2Al+3H2SO4Al2(SO4)3+3H2

Phương trình hoá học cho biết : cứ 2 nguyên tử Al  tác dụng với 3 phân tử H2SO4, tạo ra 1 phân tử Al2(SO4)3 và 3 phân tử H2.

b) Nếu có 6,02.1023 nguyên tử Al sẽ tác dụng với 6,02.1023×32(=9,03.1023) phân tử H2SO4, tạo ra 6,02.1023×12(=3,01.1023) phân tử Al2(SO4)3 và

6,02.1023×32(=9,03.1023) phân tử H2.

c) Đáp số : 4,515.1023 phân tử H2SO4

                 1,505.1023 phân tử Al2(SO4)3

                 4,515.1023 phân tử H2

 

Đánh giá

0

0 đánh giá