Với giải Bài 5.14 trang 21 SBT Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5.14 trang 21 SBT Hóa học 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc chu kì nhỏ, thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái đơn chất, X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. Xác định tên nguyên tố X, Y.
Lời giải:
Gọi số proton của X và Y lần lượt là ZX và ZY. Do X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn nên ZX > ZY.
Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23 nên: ZX + ZY = 23 (1).
X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp trong bảng tuần hoàn nên số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.
Trường hợp 1: ZX – ZY = 1 (2)
Kết hợp (1) và (2) được ZX = 12 và ZY = 11. X là Mg (magnesium) và Y là Na (sodium).
Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này không phản ứng được với nhau (loại).
Trường hợp 2: ZX – ZY = 7 (3)
Kết hợp (1) và (3) được ZX = 15 và ZY = 8. X là P (phosphorus) và Y là O (oxygen).
Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).
Trường hợp 3: ZX – ZY = 9 (4)
Kết hợp (1) và (4) được ZX = 16 và ZY = 7. X là S (sulfur) và Y là N (nitrogen).
Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này không phản ứng được với nhau (loại).
Vậy X là P (phosphorus) và Y là O (oxygen).
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5.3 trang 19 SBT Hóa học 10: Nhóm nguyên tố là...
Bài 5.2 trang 19 SBT Hóa học 10: Chu kì là...
Bài 5.6 trang 20 SBT Hóa học 10: Hãy cho biết ý nghĩa của các thông tin có trong ô nguyên tố sau:...
Bài 5.8 trang 20 SBT Hóa học 10: Hãy giải thích vì sao chu kì 3 chỉ có 8 nguyên tố...
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học