Với giải Vận dụng trang 64 Sinh học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10 Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 10 Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme
Vận dụng trang 64 Sinh học 10: Khi nhai kĩ cơm, ta thấy có vị ngọt. Hãy giải thích các giai đoạn trong cơ chế tác động của amylase nước bọt.
Hướng dẫn giải:
Tinh bột là thành phần chính của cơm, khi nhai cơm, enzyme amylase của nước bọt sẽ thủy phân tinh bột thành glucose nên khi nhai kĩ cơm, ta thấy có vị ngọt.
Lời giải chi tiết:
Giai đoạn 1: Trung tâm hoạt động gắn với cơ chất để tạo phức hợp enzyme cơ chất
Ở giai đoạn này, enzyme amylase có trong nước bọt sẽ kết hợp với các phân tử tinh bột để tạo thành phức hợp amylase – tinh bột.
Giai đoạn 2: Enzyme tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm
Khi phức hợp được tạo thành, enzyme amylase cắt các liên kết α - 1- 4 glycosid giữa các phân tử glucose có trong tinh bột, tạo thành các phân tử glucose đơn lẻ
Giai đoạn 3: Sản phẩm được giải phóng, enzyme tiếp tục liên kết với cơ chất để tạo sản phẩm
Các phân tử glucose sau khi được thủy phân sẽ được giải phóng ra, enzyme sẽ tiếp tục liên kết với các phân tử tinh bột khác để tiếp tục tạo ra glucose. Do đó, khi nhai càng kĩ cơm, càng nhiều phân tử glucose được tạo ra, ta càng thấy ngọt.
Sự thủy phân tinh bột dưới tác động của amylase
Lý thuyết Enzyme
1. Khái niệm, cấu trúc và cơ chế hoạt động
Emzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể, và không bị biến đổi sau phản ứng.
Hầu hết enzyme được cấu tạo từ protein. Ngoài ra, một số enzyme có thêm cofactor (ion kim loại hoặc phân tử hữu cơ). Cofactor có thể liên kết tạm thời hoặc cố định với enzyme.
Mỗi enzyme có một trung tâm hoạt động - vị trí liên kết đặc hiệu với cơ chất (chất chịu tác động của enzyme) để xúc tác phản ứng diễn ra. Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hoặc một nhóm phản ứng hóa học nhất định (tính đặc hiệu).
2. Vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa
Enzyme khiến phản ứng xảy ra dễ dàng hơn trong cơ thể, giảm năng lượng hoạt hóa cần thiết để một phản ứng xảy ra, nhờ đó tăng tốc độ phản ứng lên nhiều lần.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme
Hoạt tính enzyme là tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme và được đo bằng lượng cơ chất bị chuyển đổi trong một phút ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Nồng độ enzyme và cơ chất
Nồng độ cơ chất không đổi, lượng enzyme tăng lên thì hiệu suất phản ứng tăng, đến khi biến đổi hết cơ chất.
Nếu lượng enzyme không đổi, tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng sẽ tăng đến ngưỡng tất cả các enzyme đều hoạt động hết công suất.
b) Độ pH
Mỗi loại enzyme đều có khoảng pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả, ngoài khoảng pH này enzyme không hoạt động (bất hoạt) hoặc giảm hoạt tính.
c) Nhiệt độ
Mỗi loại enzyme chỉ hoặc đồng hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Hầu hết enzyme trong cơ thể đều hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 độ C.
d) Chất điều hòa enzyme
Chất ức chế và chất hoạt hóa ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme. Chất hoạt hóa liên kết vào enzyme sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme. Chất ức chế liên kết vào enzyme sẽ cản trở enzyme liên kết với cơ chất và làm giảm hoạt tính enzyme.
Xem thêm lời giải Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme
Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào