Với giải Câu hỏi trang 56 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Văn minh Hy lạp - La Mã cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 9: Văn minh Hy lạp - La Mã cổ đại
Câu hỏi trang 56 Lịch sử 10: Theo em, các tác phẩm văn học của thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại phản ánh điều gì của đời sống xã hội?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-2 trang 56 SGK.
B2: Các từ khóa: Thần thoại, giải thích, thơ ca và văn xuôi, truyện ngụ ngôn, kịch, triết lí.
Trả lời:
- Các tác phẩm văn học phản ánh chân thực đời sống xã hội con người:
+ Thần thoại chủ yếu giải thích sự hình thành của vũ trụ, các cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài.
+ Thơ ca và văn xuôi lấy kho tàng thần thoại làm chất liệu.
+ Kịch tập trung khai thác triết lí về số phận con người.
- Văn học Hy Lạp Cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người, là sự thể hiện con người với tất cả thói xấu cũng như sự tốt của nó, con người đầy đủ với những ham muốn ước mơ chứ không phải con người một chiều, chung chung.
- Văn học Hy Lạp Cổ đại còn đề cập đến những vấn đề có tính chất xã hội như vấn đề tự do công lý, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh hùng.
Lý thuyết Thành tựu văn minh tiêu biểu
1. Chữ viết
- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.
- Về sau, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La-tinh, ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn thiện thành hệ thống 26 mẫu tự La-tinh.
- Họ cũng dùng chữ cái để tạo ra chữ số La Mã, còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Bảng chữ số La Mã
2. Văn học
a. Thần thoại
- Thần thoại là một kho tàng phong phú các câu chuyện về các vị thần, giải thích sự hình thành của vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài. Các thần đều có gia phả, mang hình hài và có đời sống tình cảm như con người.
b. Thơ ca và văn xuôi
- Thơ ca và văn xuôi lấy kho tàng thần thoại làm chất liệu.
- Hai tập sử thi ra đời sớm nhất là I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me. Nhà văn Ê-dốp nổi tiếng về truyện ngụ ngôn.
c. Kịch
- Kịch phát triển mạnh trên cả hai thể loại bi kịch (triết lí về số phận con người) và hài kịch (châm biếm, phê phán trong đời sống), thường biểu diễn tại các nhà hát ngoài trời.
3. Nghệ thuật
a. Kiến trúc
- Hy Lạp: đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô-sô-lớt,…
- La Mã: đấu trường Cô-li-dê, đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,...
Đấu trường Cô-li-dê (La Mã)
b. Điêu khắc
- Tác phẩm tiêu biểu: tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Dớt, các bức phù điều,…
- Thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người, đạt được tính chuẩn xác trong tạo hình.
4. Khoa học, kĩ thuật
a. Khoa học tự nhiên
- Toán học và Vật lí: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét,..
- Y học: Hi-pô-crát được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” đã đề ra phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu.
b. Thiên văn học
- Từ thế kỉ III TCN, A-ri-xtác đã nêu lên thuyết Nhật tâm.
- Ê-ra-tô-xten đã tính được chu vi của Trái Đất với sai số rất nhỏ.
- Người Hy Lạp biết làm ra lịch, sau đó người La Mã kế thừa, phát triển thành bộ lịch Giu-li-an. Đến thời trung đại, bộ lịch này được hoàn chỉnh thành Công lịch (Tây lịch), sử dụng cho đến ngày nay.
c. Sử học
- Hy Lạp: Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư (Hê-rô-đốt), Lịch sử cuộc chiến tranh Pê-lô-pô-nê-dơ (Tuy-xi-đít),…
- La Mã: Pô-li-bi-út, Ti-tut Li-vi-út,…
d. Kĩ thuật
- Người Hy Lạp và La Mã cổ đại có nhiều ứng dụng kĩ thuật vào thực tiễn cuộc sống như sử dụng đòn bẩy, máy bắn đá, máy bơm nước, chế tạo bê tông,..
Mô hình máy bắn đá của người Hy Lạp cổ
5. Triết học
- Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây” với nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau nhưng chủ yếu xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm.
- Các triết gia duy vật đồng thời là những nhà khoa học: Ta-lét, Hê-ra-clit, Êm-pê-đô-clét,…
- Các triết gia Lê-cíp-pớt, Đê-mô-crít, Ê-pi-kiu-rớt đã hình thành thuyết Nguyên tử.
-Trường phái duy tâm với các đại diện tiêu biểu: Xô-crát, Pla-tôn, A-rít-xtốt,…
6. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần.
- Thế kỉ I, Cơ đốc giáo ra đời ở Pa-le-xtin, một thuộc địa của La Mã. Đến thế kỉ IV, các hoàng đế La Mã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã, đưa đời sống tín ngưỡng của người La Mã bước sang thời kì mới.
7. Thể thao
- Từ thế kỉ VIII TCN, người Hy Lạp đã tổ chức các cuộc thi đấu thể thao bốn năm một lần tại Ô-lim-pi-a, gọi là Thế vận hội Ô-lim-pic nhằm tôn vinh các vị thần.
- Các môn thi đấu gồm: đấu vật, thi chạy, đua ngựa và đua xe ngựa,…
- Người chiến thắng được vinh danh và nhận vòng nguyệt quế.
Biểu tượng của Thế vận hội Ô-lim-pic
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 54 Lịch sử 10: Nêu đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại...
Câu hỏi 1 trang 54 Lịch sử 10: Kinh tế Hy Lạp và La Mã thời kì cổ đại có những điểm gì nổi bật?...
Câu hỏi trang 56 Lịch sử 10: Thành tựu về chữ viết của nền văn minh Hy Lạp – La Mã là gì?...
Câu hỏi trang 59 Lịch sử 10: Em hiểu như thế nào về triết học duy vật và triết học duy tâm?...
Câu hỏi trang 59 Lịch sử 10: Thế vận hội của người Hy Lạp cổ được tổ chức như thế nào?...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng
Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại