Quan sát Hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp

9.4 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 119 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Câu hỏi 2 trang 119 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 3)

Trả lời:

Sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp:

- Trong quá trình hô hấp, các khí khổng thu nhận O2 từ môi trường và thải ra môi trường khí CO2.

- Trong quá trình quang hợp, các khí khổng thu nhận CO2 từ môi trường và thải ra môi trường khí O2.

LÝ THUYẾT TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT

1. Cấu tạo của khí khổng

- Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Cấu tạo khí khổng

(a) Khí khổng mở, (b) Khí khổng đóng

- Cấu tạo khí khổng:

+ Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu nằm áp sát vào nhau, tạo nên khe khí khổng.

+ Mỗi tế bào khí khổng có thành ngoài mỏng, thành trong dày. Các tế bào hình hạt đậu đều chứa nhiều lục lạp.

2. Chức năng của khí khổng

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Quá trình trao đổi khí qua khí khổng

- Chức năng trao đổi khí của khí khổng ở lá cây:

+ Trong quang hợp (diễn ra khi có ánh sáng): Khí khổng mở để khí CO2 khuếch tán từ môi trường bên ngoài vào lá, khí O2 khuếch tán từ trong lá ra môi trường bên ngoài.

+ Trong hô hấp (diễn ra cả ngày đêm): Khí khổng mở để khí O2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào lá và khí CO2 khuếch tán từ lá ra môi trường ngoài.

- Quá trình trao đổi khí phụ thuộc vào độ đóng mở của khí khổng: Khí khổng mở khi có ánh sáng và được cung cấp đủ nước. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất ở chiều tối.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 118 KHTN lớp 7: Hình bên thể hiện sự trao đổi khí ở người. Trao đổi khí là gì? Quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cơ thể động vật và thực vật?...

Câu hỏi 1 trang 118 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên rồi hoàn thành nội dung theo mẫu bảng 28.1...

Câu hỏi 2 trang 118 KHTN lớp 7: Trao đổi khí có liên quan gì với hô hấp tế bào?...

Câu hỏi 1 trang 119 KHTN lớp 7: Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí của thực vật như thế nào?...

Câu hỏi 3 trang 119 KHTN lớp 7: Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?...

Hoạt động 1 trang 121 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo...

Hoạt động 2 trang 121 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật...

Hoạt động 3 trang 121 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người...

Hoạt động 4 trang 121 KHTN lớp 7: Điều gì xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nếu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 27: Thực hành: Hô hấp tế bào ở thực vật

Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Bài 29: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá