Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn về Vấn đề đặt ra trong truyện Người ở bến sông Châu Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn về Vấn đề đặt ra trong truyện Người ở bến sông Châu
Đề bài: Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng).
Đoạn văn về Vấn đề đặt ra trong truyện Người ở bến sông Châu - Mẫu 1
Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.
Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.
Đoạn văn về Vấn đề đặt ra trong truyện Người ở bến sông Châu - Mẫu 2
Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.
Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt và sẵn sàng vượt qua những những tình huống khó khăn trong cuộc sống, có ý chí vươn lên làm người tốt, sống có ích giữa cuộc đời.
Đoạn văn về Vấn đề đặt ra trong truyện Người ở bến sông Châu - Mẫu 3
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc.
Đoạn văn về Vấn đề đặt ra trong truyện Người ở bến sông Châu - Mẫu 4
Thông qua truyện ngắn Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh, đã cho em thấy sự nghiệt ngã về cuộc chiến tranh để lại thông qua hình ảnh người phụ nữ. Đó là một người phụ nữ rất đẹp, rất sắc sảo thông minh, đầy lòng nhân hậu vị tha... Nhưng người phụ nữ ấy có "định mệnh của nàng Kiều", nỗi đau thân thế cứ vây hãm cuộc đời của họ. Chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của người phụ nữ trở về sau chiến tranh. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Đành rằng hiện thực chiến tranh còn bi thảm hơn thế, nhưng những gì từ trước mà thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được đều mang vẻ bi tráng hào hùng.
Đoạn văn về Vấn đề đặt ra trong truyện Người ở bến sông Châu - Mẫu 5
Trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu", nhà văn Sương Nguyệt Minh thật khéo léo khi gợi lên vấn đề hậu quả tàn khốc của chiến tranh. Cuộc chiến khốc liệt dẫu đã qua đi nhưng những gì mà nó để lại vẫn hiện hữu sắc nét. Trước hết, ta bắt gặp cảnh tượng "trụ cầu đổ đứng trơ trọi giữa dòng nước từ thời bom Mỹ thả" ngay ở phần mở đầu văn bản. Tiếp đến, hình ảnh dì Mây trở về từ chiến trường nghèn nghẹn gọi đò rồi nhảy xuống ôm lấy cha khiến bạn đọc không khỏi xúc động, day dứt. Chiến tranh cướp đi tuổi thanh xuân, vẻ đẹp tươi trẻ cùng tình yêu đôi lứa tinh khôi của dì Mây. Chiến tranh cũng là thủ phạm gián tiếp chia rẽ gia đình Mai, khiến họ lầm tưởng dì Mây đã hi sinh. Có thể thấy, những hậu quả mà cuộc chiến để lại được Sương Nguyên Minh đan cài hết sức tinh tế xuyên suốt tác phẩm. Qua đó, nhà văn gửi gắm bài học, thông điệp vô cùng ý nghĩa. Đó là việc thế hệ trẻ ngày nay phải biết trân trọng nền độc lập, tự do đáng quý của dân tộc. Đồng thời, cần ra sức học tập, trau dồi tri thức để cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng, kiến thiết quê hương, đất nước.
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Câu 3 trang 44 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Câu 4 trang 44 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật.
Câu 5 trang 45 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây.
Câu 6 trang 45 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Câu 8 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Câu 10 trang 48 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Câu 12 trang 49 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng gì?
Câu 13 trang 49 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Soạn bài Người ở bến sông Châu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55 tập 2
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện