Trả lời Câu 4 trang 50 sgk Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Người ở bến sông Châu giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Người ở bến sông Châu
Câu 4 trang 50 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Trả lời:
Bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho ta thấy được niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao. Những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết.
Sương Nguyệt Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh. Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước vào cuộc sống hòa bình.
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Câu 3 trang 44 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Câu 4 trang 44 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật.
Câu 5 trang 45 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây.
Câu 6 trang 45 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Câu 8 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Câu 10 trang 48 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Câu 12 trang 49 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng gì?
Câu 13 trang 49 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Soạn bài Người ở bến sông Châu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55 tập 2
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện