Với giải Bài 4 trang 63 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 11: Liên kết cộng hóa trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 11: Liên kết cộng hóa trị
Bài 4 trang 63 Hóa học 10: Sử dụng bảng giá trị năng lượng liên kết ở Phụ lục 2.
a) Hãy tính tổng năng lượng liên kết trong mỗi phân tử H2S và H2O.
b) Nhiệt độ để bắt đầu phá vỡ liên kết (nhiệt độ phân hủy) trong hai chất trên ứng với một trong hai nhiệt độ sau: 400oC hoặc 1000oC. Em hãy dự đoán nhiệt độ phân hủy của chất nào cao hơn. Vì sao?
Phương pháp giải:
a)
- Xem năng lượng liên kết của một số loại liên kết (kJ mol-1), xác định năng lượng liên kết của S – H, O – H.
- Tính tổng năng lượng liên kết trong mỗi phân tử H2S và H2O.
b) Năng lượng liên kết càng lớn, liên kết đó càng bền.
⟹ Nhiệt độ phân hủy càng lớn.
⟹ Dự đoán nhiệt độ phân hủy của chất nào cao hơn.
Lời giải:
a)
- Phân tử H2S:
+ Năng lượng liên kết của S – H là: 368 kJ mol-1.
+ Vì có 2 liên kết S – H
⟹ Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2S là: 368.2 = 736 (kJ mol-1)
- Phân tử H2O:
+ Năng lượng liên kết của O – H là: 464 kJ mol-1.
+ Vì có 2 liên kết O – H
⟹ Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2O là: 464.2 = 928 (kJ mol-1)
b)
- Ta thấy năng lượng liên kết của H2S là 38 kJ mol-1 ; của H2O là 928 kJ mol-1.
⟹ Năng lượng liên kết của H2S < H2O.
⟹ Liên kết của H2O bền hơn H2S.
⟹ Nhiệt độ phân hủy của H2O > H2S.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành bởi
A. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
B. một cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử
C. một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử
D. các electron hóa trị riêng
Đáp án: C
Giải thích:
Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành bởi một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
Câu 2. Cho các phát biểu sau
(1) Nếu cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị không cực.
(2) Nếu cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.
(3) Cặp electron dùng chung luôn được tạo nên tử 2 electron của cùng một nguyên tử.
(4) Cặp electron dùng chung được tạo nên tử 2 electron hóa trị.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (3)
B. (1) và (4)
C. (2) và (3)
D. (2) và (4)
Đáp án: D
Giải thích:
(1) Nếu cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị không cực. ⇒ Sai.
(2) Nếu cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực. ⇒ Đúng.
(3) Cặp electron dùng chung luôn được tạo nên tử 2 electron của cùng một nguyên tử. ⇒ Sai.
Cặp electron dùng chung thường được tạo nên từ 2 electron của của hai nguyên tử. Ngoại trừ trường hợp liên kết cho nhận thì cặp electron dùng chung được đóng góp từ 1 nguyên tử.
(4) Cặp electron dùng chung được tạo nên tử 2 electron hóa trị. ⇒ Đúng.
Câu 3. Cho các phát biểu sau
(1) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ.
(2) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết σ và 1 liên kết π.
(3) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
(4) Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (2)
B. (1) và (4)
C. (3) và (2)
D. (3) và (4)
Đáp án: D
Giải thích:
Phát biểu đúng là
(3) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
(4) Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 6 trang 59 Hóa học 10: Những nguyên tử nào trong cation ammonium thỏa mãn quy tắc octet?...
Luyện tập 2 trang 59 Hóa học 10: Trình bày sự hình thành ion hydronium (H3O+) từ H2O và H+
Vận dụng 1 trang 62 Hóa học 10: Xây dựng mô hình phân tử....
Bài 1 trang 63 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây đúng?...
Bài 2 trang 63 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây đúng?...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals
Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 14 : Phản ứng hóa học và enthalpy