Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài

4.7 K

Trả lời Câu 6 trang 99 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

Câu 6 trang 99 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc của văn hóa vùng miền hoặc quê hương em?

Trả lời:

- Văn bản đã mang đến cho em một lượng thông tin lớn về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội – những thông tin mà trước đây em chưa hề được biết đến.

- Đặc điểm em thích nhất của văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (người Hà Nội “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) => Điều này đã nói lên sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp ở con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác.

- Một số nét đặc sắc của văn hóa vùng dân tộc Tây Bắc

+ Văn hóa nông nghiệp Tây Bắc: Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, cháy rừng…), do vậy nông nghiệp không phải là thế mạnh, nhưng nó lại góp phần quan trọng cho việc hình thành những nét văn hóa truyền thống của khu vực. Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt => Yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc.

+ Văn hóa ẩm thực: Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm. Những mốn ăn độc – lạ phải kể đến như: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…

+ Trang phục truyền thống: Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.

VD: Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, nón, khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm bằng bông, kim loại…; Người Mông chủ yếu mặc quần áo. Tuy nhiên, những bộ quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các cô gái thường được thêu những hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng…

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?...

Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu như thế nào là “hằng số văn hóa”?...

Câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?...

Câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy?...

Câu 5 trang 99 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà NộiMột hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết?...

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Tự đánh giá trang 89

Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

Soạn bài Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 105 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá