Với giải Câu hỏi 4 trang 146 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật
Câu hỏi 4 trang 146 KHTN lớp 7: Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.
Trả lời:
Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.
Cốc A: Cây con mọc nghiêng hướng hết về phía được đụng lỗ (phía có ánh sáng)
Cốc B: Cây mọc thẳng toả đều về các phía.
Lý thuyết Cảm ứng ở thực vật
- Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa,…
Ngọn cây có tính hướng sáng
Rễ cây có tính hướng nước
Tua quấn của cây thân leocó tính hướng tiếp xúc
Rễ cây hướng đất dương và chồi cây hướng đất âm
- Một số thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng của thực vật:
2.1. Thí nghiệm 1. Chứng minh tính hướng sáng
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc để trồng cây, hộp bìa carton có đục lỗ và có nắp mở để quan sát.
-Hóa chất: Nước.
- Mẫu vật: Hạt đỗ/ ngô (bắp)/ lạc (đậu phộng) nảy mầm, đất ẩm.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.
Minh họa bước 1
- Bước 2: Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.
Minh họa bước 2
- Bước 3: Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.
- Bước 4: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.
2.2. Thí nghiệm 2. Chứng minh tính hướng nước
Chuẩn bị:
-Dụng cụ: Khay đục lỗ nhỏ, giấy ăn.
- Hóa chất: Nước.
- Mẫu vật: Hạt đỗ/ ngô/ lạc nảy mầm, mùn cưa.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.
- Bước 2: Rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1 cm.
- Bước 3:
+ Khay 1: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện.
+ Khay 2: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đều mặt khay và tưới nước.
-Bước 4:
+ Khay 1: Treo khay nghiêng một góc 45o, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.
+ Khay 2: Để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đều hằng ngày.
-Bước 5: Theo dõi và ghi chép lại sự khác nhau về chiều phát triển của rễ giữa các cây trong khay 1 và khay 2 sau 1 tuần.
2.3. Thí nghiệm 3: Chứng minh tính hướng tiếp xúc
Chuẩn bị:
-Dụng cụ: Chậu để trồng cây, giá thể (cành cây khô, cọc gỗ, lưới thép,…)
- Hóa chất: Nước.
- Mẫu vật: Cây thân leo (đậu cô ve, bầu, bí, mướp) đang sinh trưởng, đất ẩm.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Trồng ba cây thân leo (mướp/ bí/ bầu) vào ba chậu chứa đất ẩm.
- Bước 2: Cắm sát bên mỗi cây một giá thể (cành cây khô, cọc gỗ, lưới thép,…).
- Bước 3: Đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.
- Bước 4: Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.
Các bước thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 146 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 32.3 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:...
Câu hỏi 6 trang 148 KHTN lớp 7: Hãy kể tên một số thực vật có tính hướng tiếp xúc mà em biết....
Bài 2 trang 149 KHTN lớp 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật