Với giải Bài 5 trang 52 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Quy tắc octet giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 9: Quy tắc octet
Bài 5 trang 52 Hóa học 10: Cho một số hydrocarbon sau:
a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet? Biết rằng mỗi gạch (-) trong các công thức biểu diễn hai electron hóa trị chung
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
a) Quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm
b)
- Nguyên tử C có 4 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 4 electron
- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 1 electron
Lời giải:
- Nguyên tử C có 4 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 4 electron
- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 1 electron
a)
- Xét hydrocarbon:
+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne
+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He
=> Thỏa mãn quy tắc octet
- Xét hydrocarbon:
+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-) 2 gạch giữa 2 C và 2 gạch với H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne
+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-) giữa C và H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He
=> Thỏa mãn quy tắc octet
- Xét hydrocarbon:
+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-) 1 gạch giữa 2 C và 3 gạch với H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne
+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-) giữa C và H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He
=> Thỏa mãn quy tắc octet
b)
- Nguyên tử C tham gia 4 liên kết, nguyên tử H tham gia 1 liên kết để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- Trong phân tử hydrocarbon, để x lớn nhất thì liên kết giữa C-H phải nhiều nhất
=> Liên kết giữa C và C phải là 1 (-)
Ta được công thức như sau:
=> Có 8 nguyên tử H
=> Giá trị x lớn nhất có thể là 8
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng
A. nhường 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương
B. nhường 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm
C. nhận 7, 6 hoặc 5 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương
D. nhận 7, 6 hoặc 5 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm
Đáp án: A
Giải thích: Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhường 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương tương ứng có 8 electron lớp ngoài cùng.
Câu 2. Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron
B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron
D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron
Đáp án: A
Giải thích:
Nitrogen (Z = 7) có cấu hình electron: 1s22s22p3⇒ là phi kim với 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Nhôm (Z = 13) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1⇒ là kim loại với 3 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Câu 3. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
A. Helium
B. Fluorine
C. Aluminium
D. Sodium
Đáp án: D
Giải thích:
Helium (Z = 2) có cấu hình electron: 1s2 ⇒ là khí hiếm với 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.
Fluorine (Z = 9) có cấu hình electron: 1s22s22p5 ⇒ là phi kim với 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Aluminium (Z = 13) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1⇒ là kim loại với 3 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Sodium (Z = 11) có cấu hình electron: 1s22s22p63s1⇒ là kim loại với 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 49 Hóa học 10: Quan sát hiện tượng tự nhiên sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals