Với giải Câu hỏi 1 trang 49 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Quy tắc octet giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 9: Quy tắc octet
Câu hỏi 1 trang 49 Hóa học 10: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z = 11), Cl (Z = 17), Ne (Z = 10), Ar (Z = 18)
Những nguyên tử nào trong các nguyên tử trên có lớp electron ngoài cùng bền vững
Phương pháp giải:
- Viết cấu hình electron của các nguyên tử
=> Nguyên tử nào có 8 electron ở lớp ngoài cùng thì có lớp electron ngoài cùng bền vững
Lời giải:
Cấu hình của các nguyên tử:
+ Na (Z = 11): 1s22s22p63s1
+ Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5
+ Ne (Z = 10): 1s22s22p6
+ Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6
=> Chỉ có nguyên tử Ne và Ar là có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử Ne và Ar có lớp electron ngoài cùng bền vững
Lý thuyết Quy tắc octet
Quy tắc octet lần đầu được đưa ra bởi Lewis (nhà hóa học, vật lí người Mỹ) để lí giải xu hướng các nguyên tử trở nên bền vững hơn trong phản ứng hóa học.
- Quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm.
- Các nguyên tử khí hiếm bền vững hơn rất nhiều so với các nguyên tử nguyên tố khác trong cùng chu kì nên rất khó tham gia các phản ứng hóa học. Điều này là do chúng có lớp electron ngoài cùng đã bão hòa với 8 electron (trừ He với 2 electron).
Hình 9.1. Mô hình cấu tạo nguyên tử của He và Ne
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng chung là tạo ra lớp electron ngoài cùng như của khí hiếm gần nhất để mỗi nguyên tử đó trở nên bền vững hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 49 Hóa học 10: Quan sát hiện tượng tự nhiên sau:...
Bài 5 trang 52 Hóa học 10: Cho một số hydrocarbon sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals