Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ

4.4 K

Với giải Bài 2 trang 130 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bài 2 trang 130 KHTN lớp 7: Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Dựa vào thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau: 

a) Tại sao môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn so với môi trường trên cạn? 

b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp ích gì cho cây?

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin đã cho và giải thích các câu hỏi.

Trả lời:

a) Môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn so với môi trường trên cạn vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường

b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp cho cây có thể giữ được nguồn nhiệt trong đất tốt hơn, giảm bớt tác động của thời tiết giá lạnh đến cây.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật được gọi là

A. chất dinh dưỡng.

B. chất xúc tác sinh học.

C. đại phân tử sinh học.

D. chất điều hòa sinh trưởng.

Đáp án đúng là: A

Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.

Câu 2. Cho bảng thông tin sau:

Cột A

Cột B

(1) Các chất không cung cấp năng lượng

(2) Các chất cung cấp năng lượng

(a) Vitamin

(b) Carbohydrate

(c) Lipid

(d) Chất khoáng

(e) Protein

Cách ghép nối cột A và cột B phù hợp là

A. 1-a,b; 2-c,d,e.

B. 1-a,d; 2-b,c,e.

C. 1-a,c; 2-b,d,e.

D. 1-a,e; 2-b,c,d.

Đáp án đúng là: B

- Các chất không cung cấp năng lượng là: vitamin và chất khoáng.

- Các chất cung cấp năng lượng là: carbohydrate, lipid và protein.

Câu 3. Cho bảng sau:

Nhóm chất

Vai trò

(1) Carbohydrate

(2) Lipid

(3) Protein

(4) Vitamin và chất khoáng

(a) Tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

(b) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,…

(c) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng.

(d) Tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,… tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch,…).

Cách ghép nối nhóm chất với vai trò phù hợp là

A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b.

B. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.

C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

D. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.

Đáp án đúng là: B

1-c: Carbohydrate tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng.

2-a: Lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

3-b: Protein tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,…

4-d: Vitamin và chất khoáng tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,… tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch,…).

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 128 KHTN lớp 7: Tại sao nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, cây ăn quả, ...) không được tưới nước đầy đủ sẽ héo dần, thậm chí sẽ chết?...

Câu hỏi thảo luận 1 trang 128 KHTN lớp 7: Em hãy cho biết nước có những tính chất gì?...

Câu hỏi thảo luận 2 trang 128 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước....

Câu hỏi thảo luận 3 trang 128 KHTN lớp 7: Em có nhận xét gì về sự phân bố của các electron trong phân tử nước?...

Câu hỏi thảo luận 4 trang 128 KHTN lớp 7: Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó?...

Luyện tập trang 128 KHTN lớp 7: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất?...

Câu hỏi thảo luận 5 trang 129 KHTN lớp 7: Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ....

Câu hỏi thảo luận 6 trang 129 KHTN lớp 7: Em hãy kể tên một số loài sinh vật sống trong môi trường nước....

Câu hỏi thảo luận 7 trang 129 KHTN lớp 7: Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể sinh vật khi thiếu nước kéo dài? Giải thích....

Luyện tập trang 129 KHTN lớp 7: Tại sao khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi ta sẽ có cảm giác mát hơn?...

Vận dụng trang 129 KHTN lớp 7: Tại sao khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol?...

Câu hỏi thảo luận 8 trang 129 KHTN lớp 7: Chất dinh dưỡng là gì? Sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào?...

Câu hỏi thảo luận 9 trang 129 KHTN lớp 7: Ở sinh vật, các chất dinh dưỡng được chia thành những nhóm nào? Dựa vào đầu để chia thành các nhóm đó?...

Câu hỏi thảo luận 10 trang 129 KHTN lớp 7: Chất dinh dưỡng có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?...

Luyện tập trang 130 KHTN lớp 7: Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?...

Bài 1 trang 130 KHTN lớp 7: Hình bên mô tả ba người A, B, C đang ở các mức cân nặng khác nhau. Trong đó, người B có mức cân nặng bình thường. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau: ...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật

Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Đánh giá

0

0 đánh giá