Với giải Câu hỏi thảo luận 4 trang 128 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Câu hỏi thảo luận 4 trang 128 KHTN lớp 7: Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó?
Phương pháp giải:
Nước được cấu tạo từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác.
Trả lời:
Phân tử nước có tính chất phân cực do sự tích điện trái dấu nhau giữa hai đầu.
Lý thuyết Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật
1.1. Cấu trúc và tính chất của nước
a) Tính chất của nước
- Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- Sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC.
Nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn
- Có tính phân cực nên có khả năng hòa tan nhiều chất nhưng không hòa tan được dầu, mỡ,…
Nước hòa tan muối; nước không hòa tan dầu ăn
- Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Có khả năng kết hợp với các chất hóa học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
b) Cấu trúc của nước
- Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
Cấu trúc của phân tử nước
- Sự phân bố của các electron trong phân tử nước: Trong phân tử nước, các liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen do nguyên tử oxygen có khả năng hút các electron mạnh hơn, dẫn đến phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu (đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích điện dương một phần).
1.2. Vai trò của nước
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất:
Vai trò của nước |
Ví dụ chứng minh |
- Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật |
Đối với cơ thể con người nước chiếm 70 % ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60 % khi trưởng thành, 85 % khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. |
- Là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất |
Quá trình vận chuyển các chất trong thân cây luôn có sự tham gia của nước |
- Là nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hóa |
Nước là nguyên liệu và là môi trường tham gia quá trình quang hợp ở thực vật |
- Tham gia điều hòa thân nhiệt |
Khi trời nóng, việc toát mồ hôi sẽ làm giảm thân nhiệt. |
- Là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật |
Cá, cua, tôm, trai sông, mực, sứa,… đều thích nghi với môi trường sống dưới nước. |
Nước là môi trường sống của các sinh vật thủy sinh
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 1 trang 128 KHTN lớp 7: Em hãy cho biết nước có những tính chất gì?...
Luyện tập trang 128 KHTN lớp 7: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất?...
Câu hỏi thảo luận 5 trang 129 KHTN lớp 7: Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ....
Luyện tập trang 130 KHTN lớp 7: Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật
Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước