Với giải Bài 1 trang 130 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 1 trang 130 KHTN lớp 7: Hình bên mô tả ba người A, B, C đang ở các mức cân nặng khác nhau. Trong đó, người B có mức cân nặng bình thường. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hình ảnh của người A và người C đang thể hiện vấn để gì?
b) Theo em, vấn để đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào?
c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần có những biện pháp nào?
Phương pháp giải:
Quan sát kích thước cơ thể của ba người trong hình và đưa ra nhận xét
Trả lời:
a) Hình ảnh của người A và người C đang thể hiện: người A bị thiếu cân, gầy; người C bị thừa cân, béo phì.
b) Vấn để này có thể xuất phát từ những nguyên nhân:
- Nguyên nhân bên ngoài ( nguyên nhân chủ quan):
+ Chế độ ăn không hợp lý, không cân đối các chất dinh dưỡng: ở người A, có thể họ đang nhịn ăn quá mức; còn người C đang ăn quá nhiều, lạm dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,...
+ Chế độ vận động không hợp lý: Người A có thể đang vận động quá nhiều, quá sức; người C có thể lười vận động dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa.
- Nguyên nhân bên trong: Do cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng (ở người A) hoặc do gene di truyền gây bệnh béo phì (người C); do một số bệnh làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, mất cân bằng trong hấp thu dinh dưỡng.
c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần có những biện pháp:
- Cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ và đa dạng dinh dưỡng từ thức ăn, hạn chế ăn các thực phẩm như đồ nhiều dầu, mỡ; nước ngọt, đồ ăn nhanh,...
- Có chế độ tập luyện thể dục, thể thao, lao động hợp lý: Không hoạt động quá mức, tập các bài thể dục có tác dụng tăng cơ (người A) hoặc thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập giảm mỡ, tăng cơ (người B).
- Thường xuyên đi khám định kỳ để phát hiện các bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật được gọi là
A. chất dinh dưỡng.
B. chất xúc tác sinh học.
C. đại phân tử sinh học.
D. chất điều hòa sinh trưởng.
Đáp án đúng là: A
Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.
Câu 2. Cho bảng thông tin sau:
Cột A |
Cột B |
(1) Các chất không cung cấp năng lượng (2) Các chất cung cấp năng lượng |
(a) Vitamin (b) Carbohydrate (c) Lipid (d) Chất khoáng (e) Protein |
Cách ghép nối cột A và cột B phù hợp là
A. 1-a,b; 2-c,d,e.
B. 1-a,d; 2-b,c,e.
C. 1-a,c; 2-b,d,e.
D. 1-a,e; 2-b,c,d.
Đáp án đúng là: B
- Các chất không cung cấp năng lượng là: vitamin và chất khoáng.
- Các chất cung cấp năng lượng là: carbohydrate, lipid và protein.
Câu 3. Cho bảng sau:
Nhóm chất |
Vai trò |
(1) Carbohydrate (2) Lipid (3) Protein (4) Vitamin và chất khoáng |
(a) Tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. (b) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,… (c) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng. (d) Tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,… tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch,…). |
Cách ghép nối nhóm chất với vai trò phù hợp là
A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b.
B. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.
C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
D. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.
Đáp án đúng là: B
1-c: Carbohydrate tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng.
2-a: Lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
3-b: Protein tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,…
4-d: Vitamin và chất khoáng tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,… tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch,…).
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 1 trang 128 KHTN lớp 7: Em hãy cho biết nước có những tính chất gì?...
Luyện tập trang 128 KHTN lớp 7: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất?...
Câu hỏi thảo luận 5 trang 129 KHTN lớp 7: Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ....
Luyện tập trang 130 KHTN lớp 7: Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật
Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước