Trình bày các tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

12.7 K

Với giải Luyện tập trang 21 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Luyện tập trang 21 Địa lí 10: Trình bày các tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học.

Trả lời:

Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất: tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.

- Hiện tượng uốn nếp:

+ Vận động nén ép khiến các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

+ Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,…

- Hiện tượng đứt gãy:

+ Những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị vỡ hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

+ Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất. 

+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên. Ví dụ như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

A. xô lệch.

B. trồi lên.

C. sụt xuống.

D. uốn nếp.

Đáp án: B

Giải thích: Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá trồi lên trên, còn địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống.

Câu 2. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. nội lực.

B. ngoại lực.

C. lực hấp dẫn.

D. lực Côriôlit.

Đáp án: A

Giải thích: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là nội lực.

Câu 3. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Nâng lên, hạ xuống.

B. Biển tiến và biển thoái.

C. Bão, lụt và hạn hán.

D. Uốn nếp hoặc đứt gãy.

Đáp án: C

Giải thích: Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hạ xuống, hiện tượng biển tiến và biến thoái) và theo phương nằm ngang (nén ép và tách dãn). Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Hiện tượng bão, lụt, hạn hán,… là do tác động của ngoại lực gây ra.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 19 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1 hãy trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất....

Vận dụng trang 21 Địa lí 10: Hãy nêu ví dụ về địa hình được tạo thành chủ yếu do nội lực mà em biết ở nước ta....

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí

Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Đánh giá

0

0 đánh giá