Với giải Câu hỏi trang 20 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Câu hỏi trang 20 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 5.2, 5.3 hãy trình bày tác động của hiện tượng uốn nếp và đứt gãy đến sự hình thành bề mặt Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 20 (Hiện tượng uốn nếp) và quan sát hình 5.2, 5.3.
Trả lời:
- Hiện tượng uốn nếp:
+ Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.
+ Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,…
- Hiện tượng đứt gãy:
+ Những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị vỡ hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.
+ Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên và có bộ phận hạ thấp.
+ Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.
+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên. Ví dụ như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi.
Lý thuyết Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình
Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.
1. Hiện tượng uốn nếp
- Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.
- Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.
- Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,...
Mô phỏng hiện tượng uốn nếp do vận động kiến tạo
2. Hiện tượng đứt gãy
- Vị trí: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.
- Đặc điểm: Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng).
- Kết quả:
+ Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.
+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên, ví dụ: như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phí đông lục địa Phi
Mô phỏng hiện tượng đứt gãy do vận động kiến tạo
3. Hoạt động núi lửa
a. Đặc điểm
- Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa và trên biển, đại dương.
- Núi lửa làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất.
- Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.
Núi Phú Sĩ (Nhật Bản)
b. Kết quả
- Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên.
- Dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mác-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn. Ví dụ: cao nguyên Bazan ở Tây Nguyên ở Việt Nam…
- Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất