Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em

3 K

Với giải Vận dụng trang 87 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hoá giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hoá

Vận dụng trang 87 Địa Lí 10: Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Trả lời:

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em:

* Đối với sản xuất:

- Tích cực:

+ Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch) tăng.

+ Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng mạnh.

- Tiêu cực: Giá cả thị trường cao.

* Đối với sinh hoạt:

- Tích cực:

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị hiện đại trong đời sống.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.

- Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tỉ trọng dân cư của châu lục nào có xu hướng giảm?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Đại Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Sự biến động về tỉ trọng dân cư ở các châu lục: Tỉ trọng dân cư ở châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng; Tỉ trọng dân cư ở châu Âu, châu Phi giảm => Tỉ trọng dân cư của châu Âu có xu hướng giảm.

Câu 2. Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm nào sau đây?

A. Thất nghiệp ở đô thị và nông thôn ngày càng tăng.

B. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.

D. Tỉ lệ người sống ở vùng nông thôn ngày càng tăng.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị (trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm), dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị (Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,...).

Câu 3. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí.

B. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

C. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi.

Đáp án: C

Giải thích: Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá