Sách bài tập Địa lí 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phân bố dân cư và đô thị hóa

3.4 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bài tập 1 trang 72 SBT Địa lí 10Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là

A. Đông Nam Á.

B. Bắc Phi.

C. châu Đại Dương.

D. Trung Phi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2: Mật độ dân số (người/km2) được tính bằng

A. số lao động tính trên đơn vị diện tích.

B. số dân trên một đơn vị diện tích.

C. số người sinh ra trên một quốc gia.

D. dân số trên một diện tích đất canh tác.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3: Đô thị hoá là một quá trình gắn liền với

A. nông nghiệp.

B. công nghiệp.

C. công nghiệp hoá.

D. dịch vụ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 4: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là

A. điều kiện tự nhiên.

B. sự chuyển cư.

C. lịch sử khai thác lãnh thổ.

D. trình độ phát triển kinh tế.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 5: Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh là biểu hiện rõ nét của quá trình

A. đô thị hoá.

B. hiện đại hoá.

C. thương mại hoá.

D. công nghiệp hoá.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá?

A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.

B. Thiếu hụt lao động ở nông thôn.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Cải thiện cơ sở hạ tầng, tiện nghi dịch vụ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 7: Nhận định nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá?

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

B. Thất nghiệp, tệ nạn xã hội.

C. Sức ép lên giáo dục, giao thông, y tế.

D. Môi trường bị ô nhiễm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hoá?

A. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

B. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.

C. Trình độ nhận thức của dân cư ngày càng cao.

D. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 9: Các nước ở khu vực Tây Âu có mật độ dân số cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tỉ lệ dân nhập cư cao.

B.Vị trí địa lí thuận lợi.

C. Nền kinh tế phát triển.

D. Khí hậu ôn hoà, ấm áp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 10: Cho bảng số liệu sau

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Theo bảng số liệu trên, để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1900 - 2020, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ tròn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 74 SBT Địa lí 10: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh hoạ để hoàn thành bảng sau:

Nhân tố

Mật độ dân số cao

Mật độ dân số thấp

Nhân tố kinh tế - xã hội

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

 

 

Tính chất của nền kinh tế

 

 

Lịch sử khai thác lãnh thổ

 

 

Chuyển cư

 

 

Nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí

 

 

Khí hậu

 

 

Nguồn nước

 

 

Địa hình, đất đai

 

 

Trả lời:

Nhân tố

Mật độ dân số cao

Mật độ dân số thấp

Nhân tố kinh tế - xã hội

Trình độ phát triển của LLSX

Lực lượng sản xuất trình độ cao (thành phố có dân cư đông đúc)

Lực lượng sản xuất trình độ thấp (nông thôn có dân cư thưa hơn)

Tính chất của nền kinh tế

Nền kinh tế phát triển, có nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ sẽ thu hút nhiều lao động. Ví dụ: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ không thu hút lao động. Ví dụ như các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc.

Lịch sử khai thác lãnh thổ

Khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (vùng Đồng bằng sông Cửu Long)

Khu có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn (vùng Đồng bằng sông Hồng)

Chuyển cư

Các luồng di cư chuyển đến

Các luồng di cư chuyển đi

Nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí

Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thông và giao thương. Ví dụ gần trung tâm công nghiệp

Vị trí kém thuận lợi khó khăn cho sinh sống, giao thông và giao thương.

Khí hậu

Khí hậu hài hòa, dễ chịu => dân cư tập trung đông đúc (Tây Âu, Nam Á,…)

Khí hậu khắc nghiệt => dân cư thưa thớt (hoang mạc, sa mạc, vùng cực và cận cực)

Nguồn nước

Dân cư tập trung đông tại những khu vực gần nguồn nước (các thành phố, trung tâm công nghiệp đều gần sông)

Càng xa nguồn nước dân cư càng thưa thớt (sa mạc, hoang mạc ít dân)

Địa hình, đất đai

Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung đông dân cư (ở các đồng bằng, ven biển)

Địa hình hiểm trở, đất đai cằn cỗi là nơi dân cư thưa thớt (các vùng núi cao)

Bài tập 3 trang 75 SBT Địa lí 10Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với tác động của quá trình đô thị hoá.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

1 - b, e, g, h, i

2 - a, c, d

Bài tập 4 trang 75 SBT Địa lí 10: Vẽ sơ đồ khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hoá.

Trả lời:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 5 trang 75 SBT Địa lí 10: Các nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến phân bố dân cư trên thế giới và các quốc gia như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Phân bố dân cư trên thế giới và các quốc gia chịu tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế có vai trò quyết định đến sự phân bố dân cư. Ví dụ như thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) là trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất của Trung Quốc với rất nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nên thu hút nhiều lao động dẫn đến dân cư đông đúc.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư: những khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời tập trung dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Ví dụ như châu Á có dân cư đông đúc hơn châu Mỹ và châu Úc. Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư. Điển hình như thời kì Xuân vận mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc là đợt di cư lớn nhất trên toàn thế giới.

Bài tập 6 trang 76 SBT Địa lí 10: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn thiện khái niệm đô thị hoá.

Đô thị hoá là quá trình ………….......................... mà biểu hiện của nó là sự …….................... nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư ……………….............., sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố ................................. và phổ biến rộng rãi .........................................

Trả lời:

Đô thị hoá là quá trình Kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

Bài tập 7 trang 76 SBT Địa lí 10: Sưu tầm hình ảnh về sự tác động của đô thị hoá đến đời sống và sản xuất tại địa phương em và dán hình vào các ô bên dưới.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

 

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 20: Cơ cấu dân số

Bài 22: Thực hành: Phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 24: Cơ cấu kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa

I. PHÂN BỐ DÂN CƯ

1. Tình hình phân bố dân cư trên thế giới

- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian.

- Mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020), mật độ dân số đông dân nhất là Mô-na-cô (26338 người/km2), thưa dân nhất là đảo Grơn-len (<1 người/km2).

- Trong một lục địa, một khu vực, một quốc gia, một vùng lãnh thổ của từng quốc gia, phân bố dân cư cũng không đều.

Lý thuyết Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư trên thế giới

- Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm:

a. Các nhân tố kinh tế – xã hội

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư

- Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

b. Các nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai,…) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.

II. ĐÔ THỊ HOÁ

1. Khái niệm

- Là quá trình kinh tế – xã hội, biểu hiện là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Tỉ lệ dân thành thị là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hoá của các quốc gia, khu vực. Tỉ lệ dân thành thị thế giới ngày càng tăng, các nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao hơn các nước đang phát triển nhưng tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị các nước đang phát triển lại nhanh hơn các nước phát triển.

Lý thuyết Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Các nhân tố tác động đến đô thị hoá

a. Nhân tố kinh tế – xã hội

- Trình độ phát triển kinh tế tác động mạnh đến quá trình đô thị hoá, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hoá.

- Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.

-  Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị là cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.

- Lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị nên quá trình đô thị hoá phát triển mạnh ở nông thôn.

b. Nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị.

- Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư, do đó quá trình đô thị hoá diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

a. Tác động tích cực

- Đối với kinh tế – xã hội: góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,...

- Đối với môi trường: mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị,...

b. Tác động tiêu cực

- Đối với kinh tế – xã hội: đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị, gây quá tải cơ sở hạ tầng, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.

- Đối với môi trường: đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,... Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.

Lý thuyết Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ô nhiễm môi trường tại đô thị

Đánh giá

0

0 đánh giá