Trả lời Câu 4 trang 98 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Câu 4 trang 98 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?
Trả lời:
Luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh ở trong bài thơ Đường núi được thể hiện: buổi chiều vùng núi, có lối mòn, nắng nhạt, nhà sàn, khói bếp, gió nổi, trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,... Nhưng đúng như Vũ Quần Phương khẳng định, cái làm chúng ta xúc động chính là cảm xúc, tình cảm của nhà thơ ẩn chứa sau khung cảnh đó. Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,... Đằng sau mỗi cảnh sắc thiên nhiên ta đều cảm nhận được tiếng reo vui lặng thầm của nhà thơ: Ôi những vạt ruộng vàng/ Chiều nay rung rinh lúa ngả/ Dải áo chàm bay múa/ Tiếng ai hát trên nương...
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1
Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng