Với giải Câu hỏi trang 40 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên Trái Đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Câu hỏi trang 40 Địa lí 10: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1.
- Giải thích tại sao có biên độ nhiệt khác biệt giữa lục địa và đại dương.
Hình 8.1. Biên độ nhiệt năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.1, so sánh biên độ nhiệt giữa 4 địa điểm, chú ý đến vị trí của các địa điểm gần hay xa biển để giải thích (liên quan đến khả năng hấp thụ và phản xạ nhiệt của lục địa và đại dương).
Trả lời:
- Trên cùng vĩ độ trên hình 8.1, biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng tăng dần từ tây sang đông (từ biển vào sâu trong đất liền). Cụ thể, biên độ nhiệt năm của Va-len-xi-a là 9oC, tiếp đến Pô-dơ-nan (21oC), Vac-xa-va (23oC) và cao nhất là Cuôc-xcơ (29oC).
- Giải thích: Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh hơn, còn đại dương thì ngược lại. Va-len-xi-a nằm ven Đại Tây Dương nên có biên độ nhiệt năm thấp nhất, các địa điểm càng nằm sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm càng lớn.
LÝ THUYẾT SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
- Sự phân bố nhiệt độ trung bình chịu ảnh hưởng của Vũ trụ và Mặt Trời.
- Phân bố phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình,...
1. Phân bố theo vĩ độ
- Nguyên nhân: do Trái Đất có dạng hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.
- Biểu hiện: càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít. Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.
2. Phân bố theo lục địa và đại dương
- Nguyên nhân: do lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại.
- Biểu hiện: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Ở những khu vực gần đại dương, nơi có dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh đi qua nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.
3. Phân bố theo địa hình
- Nguyên nhân do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.
- Biểu hiện: ở tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6oC.
- Phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi: sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại, sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 39 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:...
Câu hỏi trang 40 Địa lí 10: Dựa vào bảng 8, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:...
Câu hỏi trang 41 Địa lí 10: Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài, em hãy:..
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên Trái Đất