Với giải Luyện tập 2 trang 34 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Thạch quyển, nội lực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 6: Thạch quyển, nội lực
Luyện tập 2 trang 34 Địa lí 10: Dựa vào hình 4.4 và hình 6.6, em hãy trình bày mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển. Giải thích sự phân bố đó.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4.4, hình 6.6 và dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và giải thích.
Trả lời:
- Mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển: các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
- Giải thích:
+ Khi 2 mảng kiến tạo chuyển động tách xa nhau, măcma nóng chảy được phun lên ở nơi tiếp giáp giữa 2 mảng tạo thành các mạch núi ngầm giữa đại dương, kèm theo động đất, núi lửa.
+ Khi 2 mảng kiến tạo chuyển động xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo thành các dãy núi cao, các vực biển, sinh ra động đất, núi lửa.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá
A. uốn nếp.
B. trồi lên.
C. xô lệch.
D. sụt xuống.
Đáp án: D
Giải thích: Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá trồi lên trên, còn địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?
A. Các lục địa nâng lên, hạ xuống.
B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.
C. Tạo nên những nơi núi uốn nếp.
D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.
Đáp án: A
Giải thích: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở chỗ này và tách dãn ở chỗ khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy, sinh ra những địa luỹ, địa hào và hiện tượng động đất, núi lửa,…
Câu 3. Sông nào sau đây ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo?
A. Đồng Nai.
B. Cả.
C. Thu Bồn.
D. Hồng.
Đáp án: D
Giải thích: Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km -> Ở Việt Nam, sông Hồng chảy trên một đứt gãy kiến tạo.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 31 Địa lí 10: Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài học, em hãy:..
Câu hỏi trang 32 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết:...
Câu hỏi trang 32 Địa lí 10: Dựa vào hình 6.2, 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:...
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên Trái Đất