Với giải Câu hỏi thảo luận 1 trang 78 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Ánh sáng, tia sáng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
Câu hỏi thảo luận 1 trang 78 KHTN lớp 7: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:
- Chưa bật nguồn sáng.
- Bật nguồn sáng.
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm và quan sát
Trả lời:
Khi chưa bật nguồn sáng, đèn LED không có hiện tượng gì xảy ra
Khi bật nguồn sáng, sau một khoảng thời gian ngắn, đèn LED sáng lên
Giải thích:
Pin mặt trời có thể coi như một nguồn điện, nguồn điện được nối với một bóng đèn, khi nguồn điện chưa được cung cấp điện thì đèn không sáng. Khi bật nguồn sáng lên, ánh sáng chiếu vào tấm pin mặt trời, quang năng chuyển hóa thành điện năng và điện năng này cung cấp cho đèn LED và làm cho đèn sáng lên.
Lý thuyết Năng lượng ánh sáng
- Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Ta có thể thu năng lượng ánh sáng bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Sử dụng một số tấm gương để tập trung ánh sáng mặt trời vào một khu vực nhỏ. Ánh sáng tập trung được sử dụng để làm nóng chất lỏng (nước, dầu hoặc muối nóng chảy) đến nhiệt độ rất cao. Nhiệt này sau đó có thể được sử dụng để sưởi ấm, lưu trữ cho sau này, hoặc được chuyển hóa thành điện bằng cách làm bay hơi nước và tạo ra hơi nước, thứ được sử dụng để làm quay tuabin.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập trang 78 KHTN lớp 7:
- Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?...
Câu hỏi thảo luận 3 trang 79 KHTN lớp 7: Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15.2c....
Vận dụng trang 81 KHTN lớp 7: Đặt một đèn bàn chiếu sáng vào tường....
Bài 1 trang 81 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng