Với giải Vận dụng 3 trang 94 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Vận dụng 3 trang 94 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet để viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó.
Phương pháp giải:
B1: Chọn một khu đền tháp Chăm pa mà em ấn tượng như: tháp Liễu Cốc, tháp Mẫm, tháp Chiên Đàn, tháp Cánh Tiên, tháp Bình Lâm
B2: Tìm kiếm tư liệu về di tích lịch sử đó thông qua sách báo, internet
Trả lời:
Tháp Bình Lâm (Bình Định) được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, phảng phất tinh thần cổ điển. Tháp Bình Lâm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, chỉ một số ít ở diềm góc là bằng đá sa thạch nhưng hiện nay cũng đã bị mất chỉ còn lại dấu tích. Ngôi tháp này khoác lên mình vẻ đẹp trang nhã và thành kính của chiếc áo màu gạch vàng. Những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1993, tháp Bình Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích đó trước hết cần:
- Nhận thức chính xác tầm quan trọng và vị trí của di tích lịch sử đó trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Cùng người dân bản địa chung tay giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, phát triển du lịch dựa trên các di tích lịch sử.
- Ra sức tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, khách du lịch đến tham quan di tích đó.
- Bảo vệ di tích bằng việc tuyên truyền những quy định về việc tham quan, lên án những hành động phá hoại di tích lịch sử với bất cứ lý do nào.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?
A. Thái Lan.
B. Chăm-pa.
C. Mã Lai.
D. Chân Lạp.
Đáp án đúng là: D
Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (SGK Lịch Sử 7 - trang 93).
Câu 2. Suốt từ thế kỉ X - XIV, dân cư ở vùng đất Nam Bộ
A. rất đông đúc.
B. rất thưa thớt.
C. buôn bán nhộn nhịp.
D. rất giàu có.
Đáp án đúng là: B
Cũng từ sau thế kỉ X, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên. Một phần đất đai bị ngấm mặn, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng (SGK Lịch Sử 7 - trang 94).
Câu 3. Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng, suy yếu từ khoảng
A. cuối thế kỉ XII.
B. cuối thế ki XIII.
C. cuối thế kỉ XIV.
D. cuối thế kỉ XV.
Đáp án đúng là: C
Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng, suy yếu từ khoảng cuối thế kỉ XIV (SGK Lịch Sử 7 - trang 91).
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông
Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI