Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

3.5 K

Với giải Câu hỏi trang 94 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi trang 94 Lịch sử 7: Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Phương pháp giải:

Đọc mục 2-a trang 93, 94 SGK.

Trả lời:

- Đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia).

- Triều đinh Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lý được vùng đất này.

- Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV cư dân ở đây rất thưa vắng.

- Nhiều thế kỉ sau đó, những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Nai,…

Lý thuyết Lược sử vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kri XVI

a) Diễn biến cơ bản về chính trị

- Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Cam-pu-chia).  

- Tuy nhiên, trong thực tế, triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.

- Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng. Vài thế kỉ sau đó mới có những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang.

b) Tình hình kinh tế - văn hóa

* Về kinh tế:

- Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản; làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

- Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

* Về văn hóa:

- Ảnh hưởng của văn minh Ăng-co ở vùng đất Nam Bộ không đậm nét; người dân tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

- Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.

- Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hoà bình dân của những con người sống ở vùng khí hâu nóng ẩm và môi trường sông nước.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá