So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê

23.8 K

Với giải Luyện tập 2 trang 57 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225)

Luyện tập 2 trang 57 Lịch sử 7: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a,b trang 54 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: hệ thống chính quyền, cha truyền con nối, 24 lộ, phủ, châu, Hình thư, quân đội, ngụ binh ư nông.

Trả lời:

Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) | Kết nối tri thức (ảnh 11)

=> Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý có phần hoàn chỉnh hơn so với thời Đinh – Tiền Lê, ngôi vua được cha truyền con nối, các chức quan đều được giao cho những người thân cận nắm giữ. Nhà Lý còn có bộ Hình thư – bộ luật hành văn đầu tiên của Việt Nam.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Năm 1054, vua Lý Nhân Tông đổi quốc hiệu thành

A. Đại Việt.

B. Đại Nam.

C. Đại Ngu.

D. Đại Cồ Việt.

Đáp án đúng là: A

Năm 1054, vua Lý Nhân Tông đổi quốc hiệu thành Đại Việt (SGK Lịch Sử 7 – trang 53).

Câu 2. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?

A. Hình văn

B. Hình thư.

C. Hình luật.

D. Luật Hồng Đức

Đáp án đúng là: B

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (SGK Lịch Sử 7 – trang 54).

Câu 3. Chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý được hiểu là

A. cho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng.

B. nhân dân nộp sản phẩm để không phải đi lính.

C. nhân dân chỉ cần nộp tiền là không phải đi lính.

D. nhà nước lấy ruộng đất công để chia cho quân sĩ.

Đáp án đúng là: A

Chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý được hiểu làcho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng (SGK Lịch Sử 7 – trang 54).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá