Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý

17.6 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 54 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225)

Câu hỏi 2 trang 54 Lịch sử 7: Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a,b trang 54 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: hệ thống chính quyền, cha truyền con nối, 24 lộ, phủ, châu, Hình thư, quân đội, ngụ binh ư nông.

Trả lời:

- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. 

- Đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc. 

- Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Nhà Lý cất cử những người thân tín nắm giữ các chức vụ cao trong triều.

- Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Bộ luật Hình thư được ban hành năm 1042 là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Quân đội được tổ chức quy củ gồm 2 bộ phận: 

+ Cấm quân

+ Quân địa phương .

Lý thuyết Tình hình chính trị

a) Tổ chức chính quyền

- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Ở trung ương:

+ Đứng đẩu là vua, ngôi vua được thiết lập theo chế độ cha truyền con nối.

+ Dưới vua có các quan đại thần giúp việc.

+ Những người thân tin được cất nhắc lên nắm các chức vụ cao trong triều đình.

- Ở địa phương:

+ Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ. Ở miền núi gọi là châu.

+ Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

b) Xây dựng luật pháp và quân đội

- Luật pháp: bộ Hình thư được ban hành năm 1042.

- Quân đội:

+ Chia thành hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mô phỏng chính sách “ngụ binh ư nông”

c) Chính sách đối nội, đối ngoại

- Đối nội:

+ Thực hiện chính sách mềm dẻo để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;

+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Đối ngoại: quan hệ hòa hiếu với nhà Tống, dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá