Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế

9.6 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 55 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225)

Câu hỏi 1 trang 55 Lịch sử 7: Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế? Theo em những chính sách đó có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3-a trang 54, 55 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Ngụ binh ư nông, cày tịch điền, bảo vệ trâu bò, thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp nhân dân, chợ, trung tâm trao đổi hàng hóa

Trả lời:

- Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp. 

- Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng.

=> Nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. 

- Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.

- Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi. 

- Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình.

Lý thuyết Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp: khá phát triển, bao gồm hai bộ phận:

+ Thủ công nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các vật phẩm phục vụ nhà vua và hoàng tộc.

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển với nhiều ngành nghề.

- Thương nghiệp:

+ Nội thương: ở các địa phương, hình thành các chợ và một số trung tâm trao đổi hàng hóa.

+ Ngoại thương: quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển; cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh ngày ngay) trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.

b) Tình hình xã hội

- Lực lượng thống trị:

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan): có nhiều đặc quyền.

+ Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

- Lực lượng bị thống trị:

+ Nông dân: chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.

+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo.

+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình vá gia đình quan lại.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá