Sách bài tập KHTN 9 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Khai thác nhiên liệu hoá thạch

93

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch

Câu 33.1 trang 92 Sách bài tập KHTN 9: Ở một số vùng nông thôn, người dân đã sử dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như biogas (thành phần chính là methane) được sản xuất bằng phương pháp:

A. đốt rác thải sinh hoạt, công nghiệp.

B. lên men giấm từ alcohol, đồ uống có cồn.

C. lên men các chất thải vô cơ.

D. ủ kín các chất thải hữu cơ nông nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ở một số vùng nông thôn, người dân đã sử dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như biogas (thành phần chính là methane) được sản xuất bằng phương pháp ủ kín các chất thải hữu cơ nông nghiệp.

Câu 33.2 trang 92 Sách bài tập KHTN 9: Nguồn cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất chủ yếu như than, dầu mỏ, khí tự nhiên,... được gọi chung là nhiên liệu

A. tái tạo.

B. phóng xạ.

C. hoá thạch.

D. sinh học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguồn cung cấp nhiên liệu cho đới sống và sản xuất chủ yếu như than, dầu mỏ, khí tự nhiên,... được gọi chung là nhiên liệu hóa thạch.

Câu 33.3 trang 92 Sách bài tập KHTN 9: Dự báo trong vài thế kỉ tới, các nguồn nhiên liệu hoá thạch trên Trái Đất sẽ cạn kiệt vì

A. theo thời gian các nguồn nhiên liệu tự phân huỷ.

B. hoạt động khai thác với số lượng ngày càng nhiều.

C. các nguồn nhiên liệu sẽ tự tiêu huỷ khi không được khai thác.

D. sự biến đổi thành chất khác bởi các nguồn nhiên liệu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dự báo trong vài thế kỉ tới, các nguồn nhiên liệu hoá thạch trên Trái Đất sẽ cạn kiệt vì hoạt động khai thác với số lượng ngày càng nhiều.

Câu 33.4 trang 92 Sách bài tập KHTN 9: Các nhà khoa học hiện nay đã nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng nhân tạo mới với trữ lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người, đó là năng lượng

A. hạt nhân.

B. mặt trời.

C. thuỷ điện.

D. gió.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các nhà khoa học hiện nay đã nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng nhân tạo mới với trữ lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người, đó là năng lượng hạt nhân.

Câu 33.5 trang 93 Sách bài tập KHTN 9: Nguồn năng lượng "sạch" bao gồm các nguồn năng lượng nào sau đây?

A. Điện hạt nhân, năng lượng thuỷ triều.

B. Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.

C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt.

D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nguồn năng lượng "sạch" bao gồm các nguồn năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.

Câu 33.6 trang 93 Sách bài tập KHTN 9: Xu hướng phát triển năng lượng trong tương lai là

A. khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch.

B. tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng sẵn có.

C. sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế cho năng lương hoá thạch.

D. khai thác, sử dụng nhiên liệu sạch và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Xu hướng phát triển năng lượng trong tương lai là khai thác, sử dụng nhiên liệu sạch và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Câu 33.7 trang 93 Sách bài tập KHTN 9: Hiện tại, dạng năng lượng hay nguồn nhiên liệu nào đang được Nhà nước ta nghiên cứu và thay thế dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch đang bị cạn kiệt dần? Giải thích

Lời giải:

Hiện tại, các nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sóng biển,... đang được con người nghiên cứu và sử dụng để thay thế các dạng năng lượng khác đang bị cạn kiệt dần. Các nguồn năng lượng này được coi là vô hạn.

Các dạng năng lượng này được xem là năng lượng “sạch”, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường, cho nên các dạng năng lượng này đang được khuyên khích sử dụng.

Câu 33.8 trang 93 Sách bài tập KHTN 9: Sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch như thế nào là hợp lí?

Lời giải:

Sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch được cho là hợp lí khi:

- Vừa đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

- Không gây suy thoái môi trường, đảm bảo sự phát triển biến vững.

Câu 33.9 trang 93 Sách bài tập KHTN 9: Sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hoá thạch được xem là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Chúng có ảnh hưởng lớn như thế nào tới môi trường?

Lời giải:

Việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hoá thạch như dầu mỏ, khí đốt sẽ tạo ra một lượng lớn khí nhà kính, mang lại nhiều hệ quả xấu cho môi trường.

Cụ thể như quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra một lượng lớn khí CO2 và các chất gây ô nhiễm như NO2, SO2, bụi mịn, các kim loại nặng, ... phát tán trong không khí làm ô nhiễm không khí, gây ra những căn bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ... cho con người.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, việc khai thác và xử lí, phân phối năng lượng hóa thạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến hệ sinh thái tự nhiên và môi trường xung quanh.

Câu 33.10 trang 93 Sách bài tập KHTN 9: Mặc dù carbon dioxide là nguyên nhân gây ra sự ấm lên toàn cầu nhưng trong đời sống carbon dioxide cũng có nhiều ứng dụng quan trọng. Bằng việc tra cứu thông tin từ sách, báo hay internet, ... em hãy liệt kê những ứng dụng quan trọng của carbon dioxide. Từ đó, hãy giải thích tại sao carbon dioxide được sử dụng trong đời sống.

Lời giải:

Học sinh tham khảo một số thông tin gợi ý sau:

Một số ứng dụng của carbon dioxide trong đời sống:

*Làm gas trong nước giải khát: Khí carbon dioxide trong sản phẩm nước giải khát giúp bổ sung các bọt sủi, tăng hương vị khi uống vì có vị chua nhẹ. Carbon dioxide khi hoà tan trong nước tạo thành carbonic acid (1 dạng acid yếu). Carbonic acid kết hợp với hương liệu trong nước giải khát tạo nên vị chua đặc trưng cho sản phẩm.

*Ứng dụng khí carbon dioxide vào các bình chữa cháy: Trong đời sống, carbon dioxide lỏng được nén vào bình cứu hoả do khí carbon dioxide không duy từ sự cháy, được sử dụng để dập tắt các đám cháy thông thường.

*Sử dụng carbon dioxide làm dung môi đặc biệt: Carbon dioxide được ứng dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm ở trạng thái siêu tới hạn (supercritical carbon dioxide extraction) để chiết xuất các hợp chất thiên nhiên có trong các loại tinh dầu, caffeine và các nguyên dược liệu khác do tính an toàn, thân thiện với môi trường, không độc hại.

* Làm các loại đá khô để làm lạnh (bảo quản) thực phẩm: Carbon dioxide rắn (đá khô) được sử dụng để làm lạnh kem, thịt và trái cây mềm. Carbon dioxide được sử dụng cho mục đích này vì nó lạnh hơn nước đá. Carbon dioxikle rắn có khả năng thăng hoa, do đó không đi qua giai đoạn lỏng nên không có khả năng gây nguy hại.

* Sử dụng khí carbon dioxide tạo khói giả trong trình diễn: Carbon dioxide được sử dụng để tạo hiệu ứng khói trong trình diễn sân khấu. Đá khô khi được cho vào nước sôi sẽ tạo thành những đám "khói” trắng dày. Khí sẽ bay ở gần sàn nhà do carbon dioxide năng hơn không khí.

Lý thuyết Khai thác nhiên liệu hoá thạch

1. Nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch được tạo thành từ quá trình phân hủy xác sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm.

2. Thực trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay

- Thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay

Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng các nguồn năng lượng khai thác hiện nay.

Việt Nam xếp thứ tư trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí đã đóng vai trò rất quan trọng vào nền kim tế quốc gia và khẳng định vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

- Lợi ích và những hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch mang đến cho con người rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Nhiên liệu hóa thạch giữ vai trò rất lớn trong công cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới: than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất chất, giao thông vận tải

Hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch: nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn nên khai thác và sử dụng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên. Mặt khác, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sinh ra một lượng lớn các chất thải như carbon dioxiđe, carbon monoxide, các oxide của lưu huỳnh, oxide của nitrogen,… tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

3. Một số giải pháp hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các giải pháp sau cần được con người thực hiện đồng bộ, tích cực và liên tục: sử dụng tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch; tăng cường đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và xe điện; ưu tiên sử dụng xăng pha ethanol, sinh khối, biodiesel,…

Sơ đồ tư duy Khai thác nhiên liệu hoá thạch

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá