Vở bài tập Toán lớp 4 Tập 2 trang 17 Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng | Kết nối tri thức

26

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 4 Tập 2 trang 17 Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng chi tiết sách Kết nối tri thức. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Toán lớp 4 Tập 2 trang 17 Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Vở bài tập Toán lớp 4 Tập 2 trang 17 Bài 1: Tính bằng hai cách (theo mẫu).

Mẫu: 26 × (5 + 4) = ?

Cách 1:

 

26 × (5 + 4) = 26 × 9

= 234

Cách 2:

26 × (5 + 4) = 26 × 5 + 26 × 4

= 130 + 104 = 234

a) 25 × (3 + 4) = ?

Cách 1:

…………………………………………..

…………………………………………..

Cách 2:

 

……………………………………………

……………………………………………

b) (15 + 9) × 8 = ?

Cách 1:

…………………………………………..

…………………………………………..

Cách 2:

……………………………………………

……………………………………………

Lời giải

a) 25 × (3 + 4) = ?

Cách 1:

25 × (3 + 4) = 25 × 7

= 175

Cách 2:

25 × (3 + 4) = 25 × 3 + 25 × 4

= 75 + 100 = 175

b) (15 + 9) × 8 = ?

Cách 1:

(15 + 9) × 8 = 24 ×8

= 192

Cách 2:

(15 + 9) × 8 = 15 × 8 + 9 × 8

= 120 + 72 = 192

Vở bài tập Toán lớp 4 Tập 2 trang 17 Bài 2a) Tính giá trị của biểu thức với m = 4, n = 2, p = 7.

m × (n + p) = …………………………

(m + n) × p = …………………………

m × n + m × p = ………………………

m × p + n × p = ………………………

b) Đ, S ?

Trong câu a, ta có:

m × (n + p) = (m × n) + p

 

(m + n) × p = m + n × p

 

m × (n + p) = m × n + m × p

 

(m + n) × p = m × p + n × p

 

Lời giải

a) Với m = 4, n = 2, p = 7 thì:

m × (n + p) = 4 × (2 + 7) = 4 × 9 = 36

(m + n) × p = (4 + 2) × 7 = 6 × 7 = 42

m × n + m × p = 4 × 2 + 4 × 7 = 8 + 28 = 36

m × p + n × p = 4 × 7 + 2 × 7 = 28 + 14 = 42

b)Trong câu a, ta có:

m × (n + p) = (m × n) + p

S

(m + n) × p = m + n × p

S

m × (n + p) = m × n + m × p

Đ

(m + n) × p = m × p + n × p

Đ

Lý thuyết Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Ví dụ: Một đội đồng diễn có 3 hàng mặc áo đỏ và 2 hàng mặc áo vàng, mỗi hàng đều có 15 người. Hỏi đội đồng diễn đó có tất cả bao nhiêu người?

Lý thuyết Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 4 (ảnh 1)

  • Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.

a x (b + c) = a x b + a x c

  • Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

(a + b) x c = a x c + b x c

Đánh giá

0

0 đánh giá