Nội dung bài viết
Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Câu 1. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là
A. đưa đất nước trở thành nước đang phát triển có thu nhập cao.
B. đưa đất nước trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình.
C. đưa đất nước vượt qua khủng hoảng về văn hoá - xã hội.
D. đưa đất nước vượt qua khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
Đáp án đúng là: D
Câu 2. Mối quan hệ của Đảng, Nhà nước với Nhân dân ngày càng được tăng cường theo quy định của
A. Tư pháp.
B. Hiến pháp.
C. Hành pháp.
D. Lập pháp.
Đáp án đúng là: B
Câu 3. Một trong những thành tựu về đổi mới Chính trị, An ninh-Quốc phòng là
A. xây dựng thành công hạm đội tàu sân bay mạnh nhất châu Á.
B. xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
C. tham gia đầy đủ vào các tổ chức quân sự quốc tế và khu vực.
D. trở thành ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Một trong những nguyên tắc hàng đầu đặt ra cho công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là:
A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.
B. không tiến hành mua các loại vũ khí.
C. tránh xung đột quân sự trên biển Đông.
D. gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế.
Đáp án đúng là: A
Câu 5. Một trong những thành tựu lớn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là
A. từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống chính quyền cơ sở ở các địa phương.
B. từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. hoàn thành mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.
D. xây dựng thành công nên văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đáp án đúng là: C
Câu 6. Dưới tác động của công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo định hướng
A. thị trường.
B. quan liêu.
C. bao cấp.
D. tư doanh.
Đáp án đúng là: A
Câu 7. Một trong những thành phần kinh tế mới được phép hoạt động từ sau khi đường lối đổi mới được thực thi là
A. có vốn đầu tư nước ngoài.
B. kinh tế nhà nước quản lý.
C. kinh tế tập thể, hợp tác xã.
D. kinh tế cá thể, hộ gia đình
Đáp án đúng là: A
Câu 8. Đường dây 500kV được xây dựng và đóng điện thành công (1994) có nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
A. Giải quyết nạn thiếu điện ở miền Nam, thúc đẩy kinh tế phát triển.
B. Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
C. Giải quyết xong vấn đề tranh chấp đường biên giới trên bộ với Lào.
D. Biến Sài Gòn trở thành trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất đất nước.
Đáp án đúng là: A
Câu 9. Nội dung nào sau đây được thực hiện xuyên suốt trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Xây dựng nền kinh tế pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Phát triển kinh tế tư nhân thành yếu tố vai trò chủ lực trong nền kinh tế.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Đáp án đúng là: D
Câu 10. Năm 2008, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Thực hiện thành công công nghiệp hoá.
B. Trở thành nước công nghiệp mới.
C. Ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
D. Bình thường hoá quan hệ với Mỹ.
Đáp án đúng là: C
Câu 11. Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới về xã hội là
A. xóa bỏ hố sâu phân cách giàu nghèo trên cả nước.
B. đã xóa bỏ hoàn toàn các mâu thuẫn trong xã hội.
C. chấp nhận, cho phép tự do thành lập các Đảng.
D. những nhu cầu thiết yếu được đáp ứng tốt hơn.
Đáp án đúng là: D
Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu của hội nhập quốc tế về văn hoá trong thời kì Đổi mới ở Việt Nam?
A. Đời sống văn hoá của người dân được cải thiện.
B. Kí kết các thoả thuận, điều ước quốc tế có nội dung văn hoá.
C. Kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
D. Bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá của dân tộc.
Đáp án đúng là: B
Câu 13. Một trong những tác động tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam là
A. nhận chuyển giao công nghệ miễn phí.
B. được miễn thuế khi bán hàng nông sản.
C. dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư.
D. tiếp cận nguồn lao động giá rẻ châu Phi.
Đáp án đúng là: C
Câu 14. Một trong những khó khăn mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam là
A. sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường.
B. bị đánh thuế cao đối với hàng nông sản.
C. khó khăn trong quá trình vận chuyển.
D. nguồn vốn được vay với lãi suất quá cao.
Đáp án đúng là: A
Câu 15. Một trong những nội dung là hạn chế của công cuộc đổi mới văn hóa đất nước từ năm 1986 đến nay là
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.
B. nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một.
C. còn thiếu đi một vài hệ tư tưởng chính thống.
D. văn hóa không được truyền bá ra bên ngoài.
Đáp án đúng là: B
Câu 16. Nội dung nào sau đây là một trong những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Đổi mới toàn diện, nhanh chóng, từ đổi mới chính trị, xã hội đến đổi mới kinh tế, văn hoá.
B. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
C. Kiên quyết giữ vững bản sắc văn hoá, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
D. Không thay đổi mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh giai cấp với sức mạnh thời đại.
Đáp án đúng là: B
Câu 17. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam và cuộc cải cách-mở cửa của Trung Quốc đều có ý nghĩa nào sau đây?
A. Nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
B. Trở thành ủy viên thường trực hội đồng bảo an.
C. Thu nhập quốc dân đạt mức trên 1000 tỷ đô la.
D. Buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự gần biên giới.
Đáp án đúng là: A
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
a) Kinh tế
- Công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối bền vững. Quy mô nến kinh tế được mở rộng.
+ Cơ cấu kinh tế:
▪ Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP
▪ Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá. Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào phát triển đất nước.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế:
▪ Kinh tế đối ngoại phát triển đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
▪ Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh chóng.
b) Chính trị, an ninh-quốc phòng
- Thành tựu:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
- Ý nghĩa: góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng, công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
Biểu trưng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
c) Văn hoá-xã hội
- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
- Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học-công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.
- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.
d) Hội nhập quốc tế
♦ Hội nhập về chính trị
- Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
- Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới.
- Thành tựu:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia (2021)) và vùng lãnh thổ trên thế giới.
+ Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.
+ Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.
+ Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.
♦ Hội nhập kinh tế:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
Lễ kí kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu tại Hà Nội, tháng 6 - 2019
♦ Hội nhập về an ninh-quốc phòng:
- Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
- Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới. Trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình và hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng.
♦ Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
- Về văn hoá, Việt Nam triển khai hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.
- Về giáo dục, khoa học-công nghệ:
+ Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế.
+ Hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường.... Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.
+ Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam đã thực hiện được các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt được trình độ cao tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương. Các nội dung hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí môi trường như: đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lí ô nhiễm hoá chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu...
2. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: