Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Câu 1. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đường lối Đổi mới được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)?
A. Phù hợp với tình hình thực tế.
B. Do yêu cầu của Trung Quốc.
C. Điểm xuất phát còn quá thấp.
D. Đảm bảo an ninh-quốc phòng.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Một trong những nguyên nhân trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (1986-1990), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện Ba chương trình kinh lớn?
A. Giải quyết các nhu cầu thiết yếu cho Nhân dân.
B. Để đáp ứng nhu cầu nhiều xuất khẩu hàng hóa.
C. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.
D. Tận dụng các lợi thế nguồn lao động trẻ, giá rẻ.
Đáp án đúng là: A
Câu 3. Thành tựu đạt được bước đầu trong thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) của công cuộc đổi mới đất nước chứng tỏ?
A. Đã phát huy được sức mạnh của một dân tộc.
B. Phương thức hoạt động của Đảng có sự đổi mới.
C. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam được mở rộng.
D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, phù hợp.
Đáp án đúng là: D
Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được xem là Đại hội mở đầu cho công cuộc
A. xây dựng đoàn kết.
B. phát triển kinh tế.
C. đổi mới đất nước.
D. chỉnh đốn Đảng.
Đáp án đúng là: C
Câu 5. Một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 là
A. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân.
B. xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
C. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển văn hoá.
D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đáp án đúng là: B
Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ tháng 12/1986 trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã sụp đổ.
B. Tình hình thế giới có rất nhiều điểm thuận lợi.
C. Đất nước đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ.
D. Đang lâm vào khủng hoảng về kinh tế-xã hội.
Đáp án đúng là: D
Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) xác định nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn là
A. lương thực-nông sản, hàng tiêu dùng, hàng nhập khẩu.
B. lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, nông sản.
C. lương thực-thực phẩm, hàng xuất khẩu, hàng quân sự.
D. lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Đáp án đúng là: D
Câu 8. Quan điểm của Đảng trong Đại hội toàn quốc lần VI (12/1986) là đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về
A. quân sự.
B. tư tưởng.
C. chính trị.
D. văn hóa.
Đáp án đúng là: C
Câu 9. Kết quả đạt được bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986-1990), trên thị trường loại hàng hóa nào dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi?
A. Công nghiệp.
B. Nhập khẩu.
C. Tiêu dùng.
D. Xuất khẩu.
Đáp án đúng là: C
Câu 10. Bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
A. khủng hoảng năng lượng (1973).
B. đã giải phóng miền Nam (1975).
C. Đại hội Đảng lần thứ III (1960).
D. đề ra đường lối đổi mới (1986).
Đáp án đúng là: D
Câu 11. Trong Đại hội lần thứ mấy Đảng đã xác định Việt Nam chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. VII.
B. XIII.
C. VIII.
D. XII.
Đáp án đúng là: C
Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
A. đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp.
B. đưa Việt Nam trở thành cường quốc số một.
C. sẽ hoàn thành điện khí hóa vùng nông thôn.
D. phải xóa bỏ được tình trạng tham ô, lãng phí.
Đáp án đúng là: A
Câu 13. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nội dung nào sau đây là quốc sách hàng đầu?
A. Khoa học, giáo dục.
B. Giáo dục và đào tạo.
C. An ninh, quốc phòng.
D. Kinh tế và chính trị.
Đáp án đúng là: B
Câu 14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định yếu tố nào sau đây là nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Tư tưởng.
Đáp án đúng là: C
Câu 15. Nội dung đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến nay là
A. hoàn chỉnh toàn bộ quan điểm, đường lối đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
B. phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C. khắc phục khủng hoảng nhận thức về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
D. thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo và đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Câu 16. Đường lối đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay chủ yếu được bổ sung, phát triển qua
A. kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. các hội nghị định kì của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp án đúng là: D
Câu 17. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về công cuộc Đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam để ra từ tháng 12/1986?
A. Đây là cuộc đổi mới từ dưới lên.
B. Công cuộc cải cách rất triệt để.
C. Cuộc đổi mới đất nước toàn diện.
D. Còn nhiều hạn chế khó khắc phục.
Đáp án đúng là: A
Câu 18. Một trong những điểm giống nhau của công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc (1978) với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (1986) là
A. chú trọng đổi mới về chính trị.
B. lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm.
C. cải cách toàn diện trên lĩnh vực.
D. kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Đáp án đúng là: B
Câu 19. Điểm giống nhau về bối cảnh thực hiện của công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1990) cải cách-mở cửa ở Trung Quốc (1978) với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (1986) là
A. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. tập trung để sản xuất hàng tiêu dùng.
C. duy trì được thể chế ở nhà nước cũ.
D. đất nước đang rơi vào khủng hoảng.
Đáp án đúng là: D
Câu 20. Đâu là bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (12-1986) đến nay?
A. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới.
B. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong nhóm ASEAN.
C. Tập trung khắc phục tình trạng tham nhũng và lãng phí.
D. Đẩy mạnh các mối quan hệ đối ngoại hòa bình, ổn định.
Đáp án đúng là: A
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995)
- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam được tiến hành xuất phát từ yêu cầu sống còn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước, đảm bảo đời sống nhân dân đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thời đại.
- Đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), tiếp tục được bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1995 là:
+ Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Cụ thể:
▪ Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
▪ Phát triển kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa.
▪ Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực-Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.
▪ Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế-xã hội, phấn đấu bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
+ Thực hiện đổi mới toàn diện và động bộ. Cụ thể:
▪ Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hoá-xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
▪ Đổi mới chính trị phải được tiến hành tích cực và vững chắc. Tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.
▪ Chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động quốc tế; thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
- Kết quả: Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995) đã tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.
2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1996) đã xác định Việt Nam chuyển sang thời kì mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 - 1996)
- Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006:
+ Về kinh tế:
▪ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
▪ Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
▪ Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở-vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.
▪ Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.
+ Về chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng:
▪ Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.
▪ Nhấn mạnh phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu.
▪ Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
▪ Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
▪ Xây dựng và tăng cường an ninh-quốc phòng.
+ Về đối ngoại: Đặt trọng tâm chủ "hội nước. trương nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất
- Kết quả: Công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996-2006 đã tạo nền tảng cho Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn tiếp theo.
3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006-nay)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) đã chủ trương: đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021)
- Nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn từ năm 2006 đến nay:
+ Về kinh tế:
▪ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
▪ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
▪ Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.
+ Về chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng:
▪ Tăng cường xây dựng hệ thống Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
▪ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
▪ Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
▪ Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định.
+ Về đối ngoại:
▪ Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện phạm vi, lĩnh vực và tính và sâu rộng” mở rộng chất của hội nhập.
▪ Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hoá-xã hội, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.
Việt Nam ra nhập WTO
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: