Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Lời giải:
♦ Một số thành tựu của công cuộc đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa:
- Về kinh tế:
+ Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
+ Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
- Về chính trị:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
- Về văn hóa-xã hội:
+ Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển.
+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
+ Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.
♦ Bài học rút ra:
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
Lời giải:
- Công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối bền vững. Quy mô nến kinh tế được mở rộng.
+ Cơ cấu kinh tế:
▪ Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP
▪ Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá. Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào phát triển đất nước.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế:
▪ Kinh tế đối ngoại phát triển đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
▪ Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh chóng.
Lời giải:
- Thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
Lời giải:
- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
- Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học-công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.
- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.
Lời giải:
♦ Thành tựu về hội nhập về chính trị
- Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
- Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới.
- Từ 1986 đến hiện nay, Việt Nam đã:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia (2021)) và vùng lãnh thổ trên thế giới.
+ Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.
+ Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.
+ Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.
♦ Thành tựu về hội nhập kinh tế: diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
♦ Hội nhập về an ninh-quốc phòng:
- Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
- Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới. Trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình và hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng.
♦ Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
- Về văn hoá, Việt Nam triển khai hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.
- Về giáo dục, khoa học-công nghệ:
+ Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế.
+ Hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường.... Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.
+ Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam đã thực hiện được các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt được trình độ cao tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương. Các nội dung hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí môi trường như: đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lí ô nhiễm hoá chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu...
2. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đối mới
Lời giải:
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Luyện tập và Vận dụng (trang 72)
Lĩnh vực |
Thành tựu nổi bật |
Kinh tế |
|
Chính trị An ninh-quốc phòng |
|
Văn hoá-xã hội |
|
Hội nhập quốc tế |
Lời giải:
Lĩnh vực |
Thành tựu nổi bật |
Kinh tế |
- Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng. - Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. |
Chính trị An ninh-quốc phòng |
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh. - Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường. |
Văn hoá-xã hội |
- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công. Đời sống của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao. - Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện. - Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học-công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực. - Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế. |
Hội nhập quốc tế |
- Hội nhập về chính trị + Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống. + Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới. - Hội nhập kinh tế: diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu. - Hội nhập về an ninh-quốc phòng: + Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước. + Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới. |
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới (từ 1986 đến nay) mà em tâm đắc nhất là: Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Giải thích:
+ Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, là cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định, hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
+ Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam phát triển bền vững.
+ Và trong quá trình đổi mới, bên cạnh các cơ hội, có thể xuất hiện vấn đề mới, khó khăn, thách thức mới, Ðảng, Nhà nước và nhân dân cần phải chủ động, không ngừng sáng tạo để giải quyết và vượt qua.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Lời giải:
(*) Tham khảo: Một số thành tựu của Hà Nội sau gần 40 năm đổi mới (1986 - 2024):
- Hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở không ngừng lớn mạnh cả về tổ chức, bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo.
- Kinh tế Thủ đô từ nền kinh tế bao cấp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến nay, kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng, năng suất lao động ngày càng tăng, đạt bình quân trên 7%/năm.
- Tên lĩnh vực phát triển văn hóa và xây dựng con người, Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, khá toàn diện, sâu sắc.
+ Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm còn 0,03%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 0,7%.
+ Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, tội phạm và tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế, tạo môi trường xã hội kỷ cương, an ninh, an toàn.
- Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tìm kiếm các nguồn lực viện trợ phát triển; đến nay, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
a) Kinh tế
- Công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối bền vững. Quy mô nến kinh tế được mở rộng.
+ Cơ cấu kinh tế:
▪ Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP
▪ Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá. Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào phát triển đất nước.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế:
▪ Kinh tế đối ngoại phát triển đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
▪ Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh chóng.
b) Chính trị, an ninh-quốc phòng
- Thành tựu:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
- Ý nghĩa: góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng, công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
Biểu trưng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
c) Văn hoá-xã hội
- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
- Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học-công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.
- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.
d) Hội nhập quốc tế
♦ Hội nhập về chính trị
- Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
- Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới.
- Thành tựu:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia (2021)) và vùng lãnh thổ trên thế giới.
+ Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.
+ Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.
+ Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.
♦ Hội nhập kinh tế:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
Lễ kí kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu tại Hà Nội, tháng 6 - 2019
♦ Hội nhập về an ninh-quốc phòng:
- Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
- Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới. Trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình và hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng.
♦ Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
- Về văn hoá, Việt Nam triển khai hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.
- Về giáo dục, khoa học-công nghệ:
+ Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế.
+ Hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường.... Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.
+ Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam đã thực hiện được các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt được trình độ cao tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương. Các nội dung hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí môi trường như: đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lí ô nhiễm hoá chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu...
2. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.