Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Câu 1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây tiếp tục đóng vai trò nào sau đây?
A. Giúp Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - văn hoá.
B. Giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đột phá về an ninh.
C. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
D. Đưa Việt Nam chính thức trở thành nước công nghiệp phát triển.
Đáp án đúng là: C
Câu 2. Trở ngại lớn nhất trong việc Việt Nam hội nhập với Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1975-1991 là
A. quân đội quá lớn mạnh.
B. vấn đề của Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc ngăn cản.
D. Việt Nam còn lạc hậu.
Đáp án đúng là: B
Câu 3. Tính đến tháng 3-2024, Việt Nam có mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với bao nhiêu quốc gia?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Đáp án đúng là: C
Câu 4. Một trong những quốc gia có mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam tính đến tháng 3-2024 là
A. Mỹ.
B. Đức.
C. Anh.
D. Cuba.
Đáp án đúng là: A
Câu 5. Một trong những thành tựu to lớn của các hoạt động đối ngoại đem lại cho Việt Nam từ năm 1986 đến nay là
A. sự ủng hộ, những viện trợ quân sự to lớn đến từ Nga.
B. vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
C. đã có hơn mười nước là đối tác chiến lược toàn diện.
D. đang ứng cử ghế ủy viên thường trực Hội đồng bản an.
Đáp án đúng là: B
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Phá thế bao vây, cấm vận.
B. Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác.
C. Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế.
D. Việt Nam trở thành thành viên chủ lực nhất trong tổ chức ASEAN.
Đáp án đúng là: D
Câu 7. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay đạt được nhiều kết quả và đột phá lớn trong thời gian nào sau đây?
A. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
B. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Đáp án đúng là: A
Câu 8. Sự kiện nào sau đây diễn ra năm 1995?
A. Việt Nam gia nhập ASEAN.
B. Việt Nam đảm nhiệm vai trò nước Chủ tịch ASEAN.
C. Việt Nam chính thức tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
D. Việt Nam tham gia kí kết Hiệp định hoà bình Pa-ri về Cam-pu-chia.
Đáp án đúng là: A
Câu 9. Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
B. Trung Quốc, Liên bang Nga, Lào, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
C. Trung Quốc, Liên bang Nga, Cu-ba, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
D. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản.
Đáp án đúng là: A
Câu 10. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây còn gắn liền với
A. viện trợ không hoàn lại cho các nước phát triển, cứu hộ thiên tai, bảo vệ khí hậu.
B. ứng phó biến đổi thời tiết, cứu hộ tài nguyên môi trường.
C. giao lưu văn hoá, ứng phó biến đổi thời tiết, bảo vệ thảm hoạ.
D. hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm hoạ thiên tai, bảo vệ môi trường.
Đáp án đúng là: D
Câu 11. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là:
A. đàm phán giải quyết vấn đề xung đột biên giới.
B. hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề của ASEAN.
C. đàm phán về việc khai thác chung nguồn khí đốt.
D. thương lượng để Trung Quốc tăng cường viện trợ.
Đáp án đúng là: A
Câu 12. Từ năm 1975-1985, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị với quốc gia nào sau đây?
A. Malaysia.
B. Brunây.
C. Thái Lan.
D. Lào.
Đáp án đúng là: D
Câu 13. Từ năm 1975-1985, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chống lại
A. âm mưu chia cắt Đông Dương.
B. cuộc tấn công của Trung Quốc.
C. cuộc bao vây cấm vận của Mỹ.
D. âm mưu chia rẽ tổ chức ASEAN.
Đáp án đúng là: C
Câu 14. Trong giai đoạn 1975 đến 1985 Việt Nam đã tham gia
A. Phong trào không liên kết.
B. Cộng đồng văn hóa ASEAN.
C. Hiệp hội các quốc gia độc lập.
D. Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Đáp án đúng là: A
Câu 15. Nội dung định hướng chung cho hoạt động động đối ngoại là”Hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị...”. Được Đại hội lần thứ mấy của Đảng đề ra?
A. IV.
B. VI.
C. VII.
D. XI.
Đáp án đúng là: C
Câu 16. Sự kiện nào sau đây đánh dấu quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới được cải thiện, mở rộng?
A. Miền Nam được giải phóng.
B. Bắt đầu công cuộc đổi mới.
C. Gia nhập vào Liên hợp quốc.
D. Tham gia cộng đồng ASEAN.
Đáp án đúng là: B
Câu 17. Một trong những nguyên nhân Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ và hợp tác với Liên Xô là
A. viện trợ kinh tế, quân sự, ủng hộ về chính trị.
B. đồng ý đứng dưới cái ô hạt nhân của Liên Xô.
C. cần liên kết với Liên Xô để chống Trung Quốc.
D. dựa vào ưu thế của Liên Xô để đánh Khơ-me đỏ.
Đáp án đúng là: A
Câu 18. Một trong những nguyên nhân để Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị đoàn kết với Lào là
A. truyền thống lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
B. đường biên giới trên biển và trên bộ dài gần 3.000km.
C. có kẻ thù chung và cùng chống lại âm mưu bá quyền.
D. sự hợp tác trên sông Mê-kong để bảo vệ nông nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985
- Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa:
+ Việt Nam phối hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trên diễn đàn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhất là lĩnh vực kinh tế.
+ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều hiệp ước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học-kĩ thuật đã được kí kết. Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
+ Đối với Trung Quốc, Việt Nam tiến hành đàm phán để giải quyết các xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ Việt Nam xây dựng
- Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á:
+ Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với Lào, Cam-pu-chia; sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và phát triển với các nước khác ở Đông Nam Á.
+ Sau năm 1975, lập trường của Việt Nam là không ngừng củng cố quan hệ giữa ba nước Đông Dương. Từ năm 1980, Việt Nam chủ trương thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.
Lễ kết nạp Việt Nam vào Tổ chức ASEAN (1995)
- Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác:
+ Việt Nam tích cực thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.
+ Việt Nam tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mỹ, hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo...; đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước, gia nhập các tổ chức quốc tế,...
+ Việt Nam tham gia các hoạt động góp phần phát huy vai trò tích cực của Phong trào Không liên kết trong cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình.
2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)
- Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng:
+ Để thoát ra khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập, tranh thủ mọi điều thuận lợi cho phát triển kinh-xã hội, hoạt động đối ngoại Việt Nam được triển khai trên lĩnh vực, trong đó trọng tâm giải quyết vấn đề Cam-pu-chia.
+ Sau khi Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được kí kết (10-1991), Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (1991), với Mỹ (1995), gia nhập ASEAN (1995),...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Hà Nội vào ngày 10-9-2023
- Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác:
+ Quan hệ giữa Việt Nam với phần lớn các nước trên thế giới đã từng bước được cải thiện và mở rộng từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới.
+ Việt Nam không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với Lào, Cam-pu-chia và Cu-ba. Với các nước như Trung Quốc, Mỹ, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
+ Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, được nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng. Việt Nam cũng tích cực mở rộng và phát triển quan hệ với nhiều nước khác trên thế giới.
- Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới:
+ Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, WTO,...),...
Việt Nam kí hiệp định tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)…. và nhiều hiệp định quan trọng khác.
+ Việt Nam tích cực triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương với các đối tác trọng tâm có tầm ảnh hưởng và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, ưu tiên là kinh tế, quốc phòng-an ninh.
- Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc: Để đảm bảo hoà bình, ổn định, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc, Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thoả thuận, các hiệp định về phân định biên giới trên bộ, trên biển.
+ Đối với Trung Quốc, Việt Nam kí kết các hiệp ước về biên giới trên đất liền và phân định vịnh Bắc Bộ, giải quyết những tranh chấp thông qua biện pháp hoà bình.
+ Với Lào và Cam-pu-chia, Việt Nam đã đạt được nhiều thoả thuận trong phát triển đường biên giới hoà bình, hữu nghị.
+ Việt Nam đã đàm phán về ranh giới trên biển với Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan, giải quyết các bất đồng bằng con đường đàm phán, thương lượng.
- Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa và hỗ trợ nhân đạo:
+ Nhằm hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, nâng cao vị thế đất nước, Việt Nam cam kết tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy gắn kết cộng đồng thông qua giao lưu văn hoá.
Việt Nam tham gia đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, kí kết Nghị định thư Ki-ô-tô, cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính.
+ Việt Nam tích cực thúc đẩy giao lưu văn hoá với các quốc gia khác thông qua các lễ hội văn hoá, chương trình ngoại giao văn hoá và trao đổi giáo dục.
+ Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai cho các quốc gia trong và ngoài khu vực như: Cam-pu-chia, Cu-ba, Nê-pan, In-đô-nê-xi-a, I-rắc, Xi-ri, Thổ Nhĩ Kỳ,... Việt Nam và ngoài khu tích cực giúp đỡ thiết bị, vật tư y tế cho một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19,...
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: