Giải SGK Lịch sử 12 Bài 10 (Kết nối tri thức): Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

889

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Mở đầu trang 61 Lịch Sử 12: Công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn nào? Nội dung chính của mỗi giai đoạn là gì?

Lời giải:

♦ Những giai đoạn của cuộc cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam:

+ Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến năm 1995)

+ Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (từ năm 1996 đến năm 2006)

+ Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)

♦ Nội dung chính của mỗi giai đoạn

- Giai đoạn 1986 -  1995:

+ Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

+ Thực hiện đổi mới toàn diện và động bộ.

- Giai đoạn 1996 -  2006: đẩy mạnh đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế; chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng và đối ngoại.

- Giai đoạn 2006 đến nay: đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.

1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995)

Câu hỏi trang 62 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy nêu nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986-1995

Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục hãy nêu nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới

Lời giải:

♦ Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1995 là:

- Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Cụ thể:

+ Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

+ Phát triển kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực-Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.

+ Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế-xã hội, phấn đấu bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Thực hiện đổi mới toàn diện và động bộ. Cụ thể:

+ Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hoá-xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

+ Đổi mới chính trị phải được tiến hành tích cực và vững chắc. Tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.

+ Chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động quốc tế; thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006)

Câu hỏi trang 63 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996-2006.

Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới

Lời giải:

♦ Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006:

- Về kinh tế:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở-vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.

+ Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

- Về chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng:

+ Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.

+ Nhấn mạnh phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu.

+ Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.

+ Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo...

+ Xây dựng và tăng cường an ninh-quốc phòng.

- Về đối ngoại: Đặt trọng tâm chủ "hội nước. trương nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.

3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006-nay)

Câu hỏi trang 64 Lịch Sử 12: Hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

Lời giải:

♦ Nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn từ năm 2006 đến nay:

- Về kinh tế:

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

+ Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Về chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng:

+ Tăng cường xây dựng hệ thống Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

+ Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

+ Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định.

- Về đối ngoại:

+ Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện phạm vi, lĩnh vực và tính và sâu rộng” mở rộng chất của hội nhập.

+ Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hoá-xã hội, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.

Luyện tập và Vận dụng (trang 64)

Luyện tập trang 64 Lịch Sử 12: Lập bảng hệ thống tóm tắt (theo gợi ý dưới đây vào vở) về nội dung chính của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Giai đoạn

1986-1995

1996-2006

2006-nay

Nội dung chính

     

Lời giải:

Giai đoạn

1986-1995

1996-2006

2006-nay

Nội dung chính

Đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.

 

Vận dụng trang 64 Lịch Sử 12: Viết một bài giới thiệu ngắn về nội dung công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay và nêu cảm nghĩ của em.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay là một chặng đường quan trọng đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu quan trọng nhằm tối ưu hóa tài nguyên, tăng cường cạnh tranh, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đổi mới ở Việt Nam không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn lan tỏa vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, và môi trường. Nước ta đã thúc đẩy sự đa dạng hóa nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, và mở cửa cho quá trình hội nhập quốc tế.

Trong quá trình Đổi mới, Việt Nam đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo lao động chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường lao động toàn cầu. Các cơ sở hạ tầng về giao thông, năng lượng, và công nghệ đã được đầu tư và phát triển, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững.

Theo quan điểm của em, công cuộc Đổi mới là một thành công lớn của Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội và thách thức. Việc nỗ lực để thích ứng với sự biến đổi toàn cầu đã làm nổi bật tinh thần sáng tạo và quyết tâm phát triển của cả đất nước. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững, việc quản lý tài nguyên và giải quyết những vấn đề xã hội còn là những thách thức quan trọng cần được đối mặt và giải quyết.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Bài 10.  Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995)

- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam được tiến hành xuất phát từ yêu cầu sống còn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước, đảm bảo đời sống nhân dân đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thời đại.

- Đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), tiếp tục được bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1995 là:

+ Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Cụ thể:

▪ Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

▪ Phát triển kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa.

▪ Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực-Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.

▪ Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế-xã hội, phấn đấu bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

+ Thực hiện đổi mới toàn diện và động bộ. Cụ thể:

▪ Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hoá-xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

▪ Đổi mới chính trị phải được tiến hành tích cực và vững chắc. Tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.

▪ Chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động quốc tế; thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

- Kết quả: Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995) đã tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.

2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1996) đã xác định Việt Nam chuyển sang thời kì mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 - 1996)

- Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006:

+ Về kinh tế:

▪ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

▪ Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

▪ Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở-vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.

▪ Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Về chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng:

▪ Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.

▪ Nhấn mạnh phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu.

▪ Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.

▪ Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo...

▪ Xây dựng và tăng cường an ninh-quốc phòng.

+ Về đối ngoại: Đặt trọng tâm chủ "hội nước. trương nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất

- Kết quả: Công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996-2006 đã tạo nền tảng cho Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn tiếp theo.

3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006-nay)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) đã chủ trương: đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

- Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021)

- Nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn từ năm 2006 đến nay:

+ Về kinh tế:

▪ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

▪ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

▪ Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Về chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng:

▪ Tăng cường xây dựng hệ thống Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

▪ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

▪ Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

▪ Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định.

+ Về đối ngoại:

▪ Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện phạm vi, lĩnh vực và tính và sâu rộng” mở rộng chất của hội nhập.

▪ Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hoá-xã hội, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Việt Nam ra nhập WTO

 
Đánh giá

0

0 đánh giá